Cở Tổ quốc treo tại Đại hội Quốc dân Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) ngày 16/8/1945. Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa và thông qua 10 chính sách của Việt Minh trong cuộc Cách mạng Tháng 8. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.Khẩu hiệu của Mặt trận Việt Minh kêu gọi binh lính của chính quyền tay sai quay về với cách mạng cùng đồng bào khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.Lá cờ Đội Việt Nam Giải phóng quân dùng trong ngày tiến quân về đánh chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên, 20/8/1945.Các loại vũ khí thô sơ nhân dân Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Phú Thọ... sử dụng khi giành chính quyền ở địa phương vào tháng 8/1945.Chiếc tù và do anh Nguyễn Văn Khao, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tự chế bằng sừng trâu để báo hiệu cho nhân dân chuẩn bị đánh Nhật - Pháp ở địa phương, tháng 8/1945.Kèn đồng được ông Bùi Thanh Thử, mục sư Hội giáo Tin lành dùng tham gia giành chính quyền ở Sơn Tây (Hà Nội) tháng 8/1945.Súng kíp Việt Minh xã Nhữ Hán, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ dùng tham gia giành chính quyền năm 1945.Sùng ngắn đội danh dự tỉnh Ninh Thuận dùng tham gia giành chính quyền ở tỉnh, tháng 8/1945.Phù hiệu Thanh niên Tiền phong của bà Chu Thọ Tâm, xã Huy Chương, ngoại thành Hà Nội đeo khi dự mít-tinh ở đình Chèm và tham gia đánh chiếm Phủ Khâm sai ngày 19/9/1945.Huy hiệu có hình quốc kỳ nước Việt Nam độc lập của Ủy ban Khởi nghĩa, tháng 8/1945.Điện văn của vua Bảo Đại gửi Bộ Giáo dục, Bộ Thanh niên, Phủ Khâm sai Hà Nội thông báo chấp nhận thoái vị, ngày 21/8/1945.Chiếu thoái vị của cựu hoàng Bảo Đại. Chiều ngày 30/8/1945, Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn - mặc triều phục và đọc bản chiếu thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn ở Kinh thành Huế, đánh dấu sự chấm hết của chế độ quân chủ ở Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Những dấu mốc lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng 8. Nguồn: Quốc hội.
Cở Tổ quốc treo tại Đại hội Quốc dân Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) ngày 16/8/1945. Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa và thông qua 10 chính sách của Việt Minh trong cuộc Cách mạng Tháng 8. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Khẩu hiệu của Mặt trận Việt Minh kêu gọi binh lính của chính quyền tay sai quay về với cách mạng cùng đồng bào khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Lá cờ Đội Việt Nam Giải phóng quân dùng trong ngày tiến quân về đánh chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên, 20/8/1945.
Các loại vũ khí thô sơ nhân dân Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Phú Thọ... sử dụng khi giành chính quyền ở địa phương vào tháng 8/1945.
Chiếc tù và do anh Nguyễn Văn Khao, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tự chế bằng sừng trâu để báo hiệu cho nhân dân chuẩn bị đánh Nhật - Pháp ở địa phương, tháng 8/1945.
Kèn đồng được ông Bùi Thanh Thử, mục sư Hội giáo Tin lành dùng tham gia giành chính quyền ở Sơn Tây (Hà Nội) tháng 8/1945.
Súng kíp Việt Minh xã Nhữ Hán, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ dùng tham gia giành chính quyền năm 1945.
Sùng ngắn đội danh dự tỉnh Ninh Thuận dùng tham gia giành chính quyền ở tỉnh, tháng 8/1945.
Phù hiệu Thanh niên Tiền phong của bà Chu Thọ Tâm, xã Huy Chương, ngoại thành Hà Nội đeo khi dự mít-tinh ở đình Chèm và tham gia đánh chiếm Phủ Khâm sai ngày 19/9/1945.
Huy hiệu có hình quốc kỳ nước Việt Nam độc lập của Ủy ban Khởi nghĩa, tháng 8/1945.
Điện văn của vua Bảo Đại gửi Bộ Giáo dục, Bộ Thanh niên, Phủ Khâm sai Hà Nội thông báo chấp nhận thoái vị, ngày 21/8/1945.
Chiếu thoái vị của cựu hoàng Bảo Đại. Chiều ngày 30/8/1945, Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn - mặc triều phục và đọc bản chiếu thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn ở Kinh thành Huế, đánh dấu sự chấm hết của chế độ quân chủ ở Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Những dấu mốc lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng 8. Nguồn: Quốc hội.