Những ai đã từng đến Tử Cấm Thành hoặc biết đến qua các bộ phim điện ảnh và truyền hình đều biết rằng cửa nào của công trình này đều có nhiều "vết mụn" lồi lõm.Nhiều người tò mò không biết những vết sần trên cửa này là gì? Chúng có công dụng ra sao? Ngoài ra, điều được người ta quan tâm hơn cả đó là lệnh cấm không ai được sờ vào. Rốt cuộc có "uẩn khúc" gì ở đây?Ngày nay, do cuộc sống thay đổi nên hầu hết các ngôi nhà ở Trung Quốc không còn kiểu cổng giống như Tử Cấm Thành. Tuy nhiên vào thời xưa, chi tiết này rất phổ biến.Chúng không chỉ có trên cổng cung điện mà còn xuất hiện ở cổng nhà của những người giàu có. Người xưa gọi đây là "đinh cửa".Trái với tưởng tượng của nhiều người, ban đầu những chiếc đinh này sinh ra không phải vì tính thẩm mỹ, mà xuất phát từ ý nghĩa thiết thực. Vào thời cổ đại, cửa của mỗi hộ gia đình đều được làm bằng gỗ.Khi đó không có ván ghép và cũng không có cây lớn nên người ta chỉ có thể dùng cách ghép các miếng gỗ lại với nhau để tạo ra một tấm ván lớn. Như trường hợp cổng của Tử Cấm Thành, do có kích thước lớn nên cần nhiều miếng gỗ ghép lại với nhau.Trong quá trình này, người thợ mộc phải dùng đinh gỗ. Một số trường hợp còn phải dùng dây thừng luồn qua để cửa ghép được chắc chắn và đẹp hơn.Tuy nhiên, phương pháp nối này cũng có một điểm hạn chế đó là phần đầu chốt gỗ sẽ bị lộ ra ngoài. Vì đầu chốt rất sắc nên khi mở cửa vô tình tay của mọi người sẽ bị trầy xước.Còn những chiếc đinh gỗ lộ ra ngoài không đẹp nên người xưa đã nghĩ ra một phương pháp để giải quyết vấn đề này. Họ dùng vật có đầu tròn che phần đinh nhô ra, để không ai bị thương.Ban đầu, chính Lỗ Ban là người nghĩ ra ý tưởng này và áp dụng nó vào thực tế. Kết quả là những chiếc "đinh cửa" ra đời. Ban đầu chúng được làm bằng gỗ, không chịu được mài mòn theo năm tháng và rất dễ hư hỏng.Sau đó, Mặc Tử đã cải tiến trên và nâng cấp đinh cửa gỗ thành đinh cửa đồng. Sau này đinh cửa đồng dần trở nên phổ biến. Những chiếc đinh trên cổng Tử Cấm Thành mà chúng ta thấy ngày nay cũng là đinh đồng.Vốn dĩ đinh cửa chỉ là một vật dụng rất bình thường, đại diện cho trí tuệ của người dân lao động xưa. Sau đó, thời nhà Thanh, chiếc đinh này mang một ý nghĩa khác và trở thành biểu tượng của"đẳng cấp phong kiến".Hoàng đế của triều đại nhà Thanh coi chiếc đinh này là biểu tượng của quyền uy và xây dựng các quy định về việc sử dụng đinh cửa.Chẳng hạn, nhà Thanh quy định chỉ có cổng của Hoàng đế mới được dùng 81 chiếc đinh cửa, trong đó 9 chiếc đinh ngang và 9 chiếc đinh dọc.Cổng vương phủ cũng chỉ được dùng 49 chín chiếc đinh cửa, trong đó 7 chiếc đinh ngang và 7 chiếc đinh dọc. Theo mức độ cấp bậc, số lượng sẽ lần lượt giảm đi.Bên cạnh đó, đinh cửa không chỉ có tác dụng thể hiện cấp bậc, mà còn mang ý nghĩa thịnh vượng. Trong quan niệm dân gian, những chiếc đinh ở trên Tử Cấm Thành còn đặc biệt hơn vì chúng mang khí tức của đế vương, có tác dụng trừ tà ma.Trong ghi chép của một số văn nhân thời nhà Thanh có nhắc: Trong lễ hội đèn lồng hàng năm, người dân sẽ tập trung ở cổng cung điện để chạm vào đinh trên cửa Tử Cấm Thành với mục đích cầu may mắn, xua đuổi vận xui.Đây là dịp duy nhất Hoàng đế cho phép người dân chạm vào đinh cửa nên thậm chí có người từ ngàn dặm chỉ để được sờ đinh trên cổng Tử Cấm Thành.Tuy nhiên, theo sự phát triển và thay đổi của lịch sử xã hội, các quy định đã rất khác. Nhiều du khách đã nghe nói về những chiếc đinh trên cổng mang lại may mắn nên muốn được chạm vào khi đến thăm Tử Cấm Thành.Tuy nhiên, xét theo thời gian, những chiếc đinh trên cổng đã trải qua hơn 600 năm đổi thay. Nay chúng đã là di tích văn hóa cấp quốc gia, được bảo vệ nghiêm ngặt. Do đó, du khách không thể thoải mái chạm vào như trước nữa.Để tránh cho những chiếc đinh cửa bị hư hại, những người quản lý Tử Cấm Thành đã phải nghĩ ra phương pháp bảo vệ tất cả những chiếc đinh cửa này bằng một tấm kính che. Kể từ đó, du khách tham quan hay bất cứ ai cũng không được chạm vào những chiếc đinh này nữa.
Những ai đã từng đến Tử Cấm Thành hoặc biết đến qua các bộ phim điện ảnh và truyền hình đều biết rằng cửa nào của công trình này đều có nhiều "vết mụn" lồi lõm.
Nhiều người tò mò không biết những vết sần trên cửa này là gì? Chúng có công dụng ra sao? Ngoài ra, điều được người ta quan tâm hơn cả đó là lệnh cấm không ai được sờ vào. Rốt cuộc có "uẩn khúc" gì ở đây?
Ngày nay, do cuộc sống thay đổi nên hầu hết các ngôi nhà ở Trung Quốc không còn kiểu cổng giống như Tử Cấm Thành. Tuy nhiên vào thời xưa, chi tiết này rất phổ biến.
Chúng không chỉ có trên cổng cung điện mà còn xuất hiện ở cổng nhà của những người giàu có. Người xưa gọi đây là "đinh cửa".
Trái với tưởng tượng của nhiều người, ban đầu những chiếc đinh này sinh ra không phải vì tính thẩm mỹ, mà xuất phát từ ý nghĩa thiết thực. Vào thời cổ đại, cửa của mỗi hộ gia đình đều được làm bằng gỗ.
Khi đó không có ván ghép và cũng không có cây lớn nên người ta chỉ có thể dùng cách ghép các miếng gỗ lại với nhau để tạo ra một tấm ván lớn. Như trường hợp cổng của Tử Cấm Thành, do có kích thước lớn nên cần nhiều miếng gỗ ghép lại với nhau.
Trong quá trình này, người thợ mộc phải dùng đinh gỗ. Một số trường hợp còn phải dùng dây thừng luồn qua để cửa ghép được chắc chắn và đẹp hơn.
Tuy nhiên, phương pháp nối này cũng có một điểm hạn chế đó là phần đầu chốt gỗ sẽ bị lộ ra ngoài. Vì đầu chốt rất sắc nên khi mở cửa vô tình tay của mọi người sẽ bị trầy xước.
Còn những chiếc đinh gỗ lộ ra ngoài không đẹp nên người xưa đã nghĩ ra một phương pháp để giải quyết vấn đề này. Họ dùng vật có đầu tròn che phần đinh nhô ra, để không ai bị thương.
Ban đầu, chính Lỗ Ban là người nghĩ ra ý tưởng này và áp dụng nó vào thực tế. Kết quả là những chiếc "đinh cửa" ra đời. Ban đầu chúng được làm bằng gỗ, không chịu được mài mòn theo năm tháng và rất dễ hư hỏng.
Sau đó, Mặc Tử đã cải tiến trên và nâng cấp đinh cửa gỗ thành đinh cửa đồng. Sau này đinh cửa đồng dần trở nên phổ biến. Những chiếc đinh trên cổng Tử Cấm Thành mà chúng ta thấy ngày nay cũng là đinh đồng.
Vốn dĩ đinh cửa chỉ là một vật dụng rất bình thường, đại diện cho trí tuệ của người dân lao động xưa. Sau đó, thời nhà Thanh, chiếc đinh này mang một ý nghĩa khác và trở thành biểu tượng của"đẳng cấp phong kiến".
Hoàng đế của triều đại nhà Thanh coi chiếc đinh này là biểu tượng của quyền uy và xây dựng các quy định về việc sử dụng đinh cửa.
Chẳng hạn, nhà Thanh quy định chỉ có cổng của Hoàng đế mới được dùng 81 chiếc đinh cửa, trong đó 9 chiếc đinh ngang và 9 chiếc đinh dọc.
Cổng vương phủ cũng chỉ được dùng 49 chín chiếc đinh cửa, trong đó 7 chiếc đinh ngang và 7 chiếc đinh dọc. Theo mức độ cấp bậc, số lượng sẽ lần lượt giảm đi.
Bên cạnh đó, đinh cửa không chỉ có tác dụng thể hiện cấp bậc, mà còn mang ý nghĩa thịnh vượng. Trong quan niệm dân gian, những chiếc đinh ở trên Tử Cấm Thành còn đặc biệt hơn vì chúng mang khí tức của đế vương, có tác dụng trừ tà ma.
Trong ghi chép của một số văn nhân thời nhà Thanh có nhắc: Trong lễ hội đèn lồng hàng năm, người dân sẽ tập trung ở cổng cung điện để chạm vào đinh trên cửa Tử Cấm Thành với mục đích cầu may mắn, xua đuổi vận xui.
Đây là dịp duy nhất Hoàng đế cho phép người dân chạm vào đinh cửa nên thậm chí có người từ ngàn dặm chỉ để được sờ đinh trên cổng Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, theo sự phát triển và thay đổi của lịch sử xã hội, các quy định đã rất khác. Nhiều du khách đã nghe nói về những chiếc đinh trên cổng mang lại may mắn nên muốn được chạm vào khi đến thăm Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, xét theo thời gian, những chiếc đinh trên cổng đã trải qua hơn 600 năm đổi thay. Nay chúng đã là di tích văn hóa cấp quốc gia, được bảo vệ nghiêm ngặt. Do đó, du khách không thể thoải mái chạm vào như trước nữa.
Để tránh cho những chiếc đinh cửa bị hư hại, những người quản lý Tử Cấm Thành đã phải nghĩ ra phương pháp bảo vệ tất cả những chiếc đinh cửa này bằng một tấm kính che. Kể từ đó, du khách tham quan hay bất cứ ai cũng không được chạm vào những chiếc đinh này nữa.