Chào đời bên bờ sông Onon vào khoảng năm 1162, Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà chinh phục xuất sắc nhất lịch sử quân sự thế giới. Ông là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là vị Khả Hãn đầu tiên của người Mông Cổ.Với tài cầm quân đánh trận, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy quân đội thực hiện nhiều cuộc chinh phạt thành công, giúp lãnh thổ Mông Cổ trải dài từ châu Á sang châu Âu. Theo ước tính, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ từ năm 1206 cho đến khi qua đời vào năm 1227.Trên hành trình chinh phục các vùng đất trù phú, giàu có, các sử gia ước tính đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã gây ra cái chết của 40 triệu người.Dù hung bạo, tàn ác như vậy nhưng Thành Cát Tư Hãn khoan dung, "miễn tử" cho 3 nhóm người. Nhóm người đầu tiên được nhà sáng lập đế chế Mông Cổ tha không giết là trẻ em.Ngay từ khi còn nhỏ, Thành Cát Tư Hãn đã hiểu được lối sống du mục của người Mông Cổ phải đối diện với việc thiếu hụt tài nguyên, lương thực, đặc biệt là nhân khẩu. Trẻ em Mông Cổ sống sót đến tuổi trưởng thành không hề dễ dàng.Vậy nên, để gia tăng dân số, Thành Cát Tư Hãn hạ lệnh cho binh sĩ Mông Cổ không được tàn sát trẻ em. Đây là những đứa trẻ vô tội, không còn chỗ dựa khi cha mẹ, người thân mất vì chiến tranh. Nếu nuôi dưỡng và huấn luyện tốt thì những đứa trẻ này sẽ trở thành chiến binh thiện chiến trong tương lai, giúp đế chế Mông Cổ xưng bá thiên hạ.Phụ nữ là nhóm đối tượng thứ hai được Thành Cát Tư Hãn tha chết. Giống như trẻ em, phụ nữ được Thành Cát Tư Hãn giữ lại không giết vì cho rằng họ là "chìa khóa" giúp duy trì nòi giống, tăng dân số.Thêm nữa, vào thời chiến, việc chiếm đoạt phụ nữ của kẻ thù được xem như một chiến lợi phẩm. Thành Cát Tư Hãn sẽ chọn ra một số mỹ nhân để hầu hạ mình và ban thưởng những phụ nữ khác cho tướng sĩ dưới trướng để khích lệ họ tiếp tục cống hiến cho đế chế Mông Cổ.Nhóm đối tượng cuối cùng là thợ mộc. Thành Cát Tư Hãn hạ lệnh cho tướng sĩ Mông Cổ không giết những người thợ mộc vì họ là những người thợ lành nghề chuyên chế tạo vũ khí, các công cụ cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, xây dựng cung điện, nhà ở...Với vai trò quan trọng trong chiến tranh cũng như đời sống hàng ngày, những thợ mộc được giữ lại tính mạng để tiếp tục cống hiến vì sự phát triển của đế chế Mông Cổ.Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Chào đời bên bờ sông Onon vào khoảng năm 1162, Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà chinh phục xuất sắc nhất lịch sử quân sự thế giới. Ông là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là vị Khả Hãn đầu tiên của người Mông Cổ.
Với tài cầm quân đánh trận, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy quân đội thực hiện nhiều cuộc chinh phạt thành công, giúp lãnh thổ Mông Cổ trải dài từ châu Á sang châu Âu. Theo ước tính, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ từ năm 1206 cho đến khi qua đời vào năm 1227.
Trên hành trình chinh phục các vùng đất trù phú, giàu có, các sử gia ước tính đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã gây ra cái chết của 40 triệu người.
Dù hung bạo, tàn ác như vậy nhưng Thành Cát Tư Hãn khoan dung, "miễn tử" cho 3 nhóm người. Nhóm người đầu tiên được nhà sáng lập đế chế Mông Cổ tha không giết là trẻ em.
Ngay từ khi còn nhỏ, Thành Cát Tư Hãn đã hiểu được lối sống du mục của người Mông Cổ phải đối diện với việc thiếu hụt tài nguyên, lương thực, đặc biệt là nhân khẩu. Trẻ em Mông Cổ sống sót đến tuổi trưởng thành không hề dễ dàng.
Vậy nên, để gia tăng dân số, Thành Cát Tư Hãn hạ lệnh cho binh sĩ Mông Cổ không được tàn sát trẻ em. Đây là những đứa trẻ vô tội, không còn chỗ dựa khi cha mẹ, người thân mất vì chiến tranh. Nếu nuôi dưỡng và huấn luyện tốt thì những đứa trẻ này sẽ trở thành chiến binh thiện chiến trong tương lai, giúp đế chế Mông Cổ xưng bá thiên hạ.
Phụ nữ là nhóm đối tượng thứ hai được Thành Cát Tư Hãn tha chết. Giống như trẻ em, phụ nữ được Thành Cát Tư Hãn giữ lại không giết vì cho rằng họ là "chìa khóa" giúp duy trì nòi giống, tăng dân số.
Thêm nữa, vào thời chiến, việc chiếm đoạt phụ nữ của kẻ thù được xem như một chiến lợi phẩm. Thành Cát Tư Hãn sẽ chọn ra một số mỹ nhân để hầu hạ mình và ban thưởng những phụ nữ khác cho tướng sĩ dưới trướng để khích lệ họ tiếp tục cống hiến cho đế chế Mông Cổ.
Nhóm đối tượng cuối cùng là thợ mộc. Thành Cát Tư Hãn hạ lệnh cho tướng sĩ Mông Cổ không giết những người thợ mộc vì họ là những người thợ lành nghề chuyên chế tạo vũ khí, các công cụ cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, xây dựng cung điện, nhà ở...
Với vai trò quan trọng trong chiến tranh cũng như đời sống hàng ngày, những thợ mộc được giữ lại tính mạng để tiếp tục cống hiến vì sự phát triển của đế chế Mông Cổ.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.