Không phải lãnh cung, không phải lưu đày, chỉ cần nhắc đến hai từ "thủ lăng" này, rất nhiều cung nữ bỏ trốn, thậm chỉ tự làm mình tàn phế để không phải đi.Sau khi hoàng đế băng hà, thường có một nhóm người được phái đến làm nhiệm vụ "thủ lăng" hay còn gọi là trông coi lăng mộ. Những người này ngoại trừ quan quân bảo vệ, còn có những cung nữ, phi tần thất sủng, ngày thường không được hoàng đế đoái hoài.Họ bị đưa đến để chăm sóc, dọn dẹp lăng mộ, sống cuộc sống hiu quạnh, lạnh lẽo đến cuối đời, chỉ có chết mới được rời khỏi đây.Nhóm người này mặc bạch phục, không đeo trang sức, trên đầu đội khăn xô trắng. Sau khi quan tài của vua được táng trong lăng thì phiến đá che cửa lăng sập xuống. Toàn bộ đội ngũ "thủ lăng" sẽ bị chôn vùi cùng người chết.Tục lệ "thủ lăng" thực sự bắt nguồn từ thời Tây Hán. Sử sách ghi chép lại, khi còn sống Lưu Bang là một người người háo sắc, lúc nào cũng có mỹ nhân bên cạnh.Sau khi Lưu Bang băng hà, Lữ Hậu ghen tị, không muốn nhìn thấy dàn hậu cung của Lưu Bang, liền sắp xếp một số cung nữ, phi tần đã từng hầu hạ Lưu Bang đi "thủ lăng" cho tiên đế.Từ đó về sau mở ra tiền lệ, ngoài hoàng đế, khi thái hậu hoặc hoàng hậu băng hà, đều sẽ có một số lượng cung nữ nhất định được sắp xếp đi "thủ lăng".Được biết so với bị chôn sống, cuộc sống của những cung nữ "thủ" Hoàng lăng còn tàn nhẫn hơn. Thậm chí rất nhiều cung nữ, phi tần đã dứt khoát tự kết liễu sinh mệnh của chính mình sau khi biết mình bị đưa đi thủ lăng.Bởi mức độ bị dày vò về tinh thần còn kinh khủng hơn ở chốn thâm cung. Đầu tiên cũng là điều vô lý nhất chính là việc cung nữ và hậu phi vẫn phải coi tiên đế như người còn sống mà hầu hạ tận tình. Lúc tiên đế còn sống như thế nào thì sau khi chết họ vẫn phải tiến hành như thường lệ.Trong đó phải kể đến việc chuẩn bị ngày 3 bữa cơm, sau đó đặt trong một căn phòng được xây dựng đặc biệt dành cho tiên đế, vẫn phải thực hiện theo quy cách bữa ăn của Hoàng đề khi còn sống. Họ luôn phải dọn dẹp tẩm điện nơi ở cho tiên đế, bưng nước tắm rửa, chuẩn bị giường đệm, chăn gối.Ngoài ra, người xưa rất coi trọng những ngày lễ tế. Vào những dịp này cung nữ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật không được thiếu thứ gì. Điều vô lý tiếp theo là để tránh cho Hoàng đế quá cố ở trong lăng "bị chán", các cung nữ còn phải múa hát, biểu diễn đàn, nhạc.Đặc biệt, sau khi bước vào thủ lăng cho Hoàng đế, cuộc sống của cung nữ sẽ chỉ quanh quẩn trong đó, phải cắt đứt mọi liên hệ với bên ngoài, họ phải chịu đựng những ngày tháng vô cùng buồn tủi, cô đơn, hành hạ tinh thần còn hơn cả trong cung cấm.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Không phải lãnh cung, không phải lưu đày, chỉ cần nhắc đến hai từ "thủ lăng" này, rất nhiều cung nữ bỏ trốn, thậm chỉ tự làm mình tàn phế để không phải đi.
Sau khi hoàng đế băng hà, thường có một nhóm người được phái đến làm nhiệm vụ "thủ lăng" hay còn gọi là trông coi lăng mộ. Những người này ngoại trừ quan quân bảo vệ, còn có những cung nữ, phi tần thất sủng, ngày thường không được hoàng đế đoái hoài.
Họ bị đưa đến để chăm sóc, dọn dẹp lăng mộ, sống cuộc sống hiu quạnh, lạnh lẽo đến cuối đời, chỉ có chết mới được rời khỏi đây.
Nhóm người này mặc bạch phục, không đeo trang sức, trên đầu đội khăn xô trắng. Sau khi quan tài của vua được táng trong lăng thì phiến đá che cửa lăng sập xuống. Toàn bộ đội ngũ "thủ lăng" sẽ bị chôn vùi cùng người chết.
Tục lệ "thủ lăng" thực sự bắt nguồn từ thời Tây Hán. Sử sách ghi chép lại, khi còn sống Lưu Bang là một người người háo sắc, lúc nào cũng có mỹ nhân bên cạnh.
Sau khi Lưu Bang băng hà, Lữ Hậu ghen tị, không muốn nhìn thấy dàn hậu cung của Lưu Bang, liền sắp xếp một số cung nữ, phi tần đã từng hầu hạ Lưu Bang đi "thủ lăng" cho tiên đế.
Từ đó về sau mở ra tiền lệ, ngoài hoàng đế, khi thái hậu hoặc hoàng hậu băng hà, đều sẽ có một số lượng cung nữ nhất định được sắp xếp đi "thủ lăng".
Được biết so với bị chôn sống, cuộc sống của những cung nữ "thủ" Hoàng lăng còn tàn nhẫn hơn. Thậm chí rất nhiều cung nữ, phi tần đã dứt khoát tự kết liễu sinh mệnh của chính mình sau khi biết mình bị đưa đi thủ lăng.
Bởi mức độ bị dày vò về tinh thần còn kinh khủng hơn ở chốn thâm cung. Đầu tiên cũng là điều vô lý nhất chính là việc cung nữ và hậu phi vẫn phải coi tiên đế như người còn sống mà hầu hạ tận tình. Lúc tiên đế còn sống như thế nào thì sau khi chết họ vẫn phải tiến hành như thường lệ.
Trong đó phải kể đến việc chuẩn bị ngày 3 bữa cơm, sau đó đặt trong một căn phòng được xây dựng đặc biệt dành cho tiên đế, vẫn phải thực hiện theo quy cách bữa ăn của Hoàng đề khi còn sống. Họ luôn phải dọn dẹp tẩm điện nơi ở cho tiên đế, bưng nước tắm rửa, chuẩn bị giường đệm, chăn gối.
Ngoài ra, người xưa rất coi trọng những ngày lễ tế. Vào những dịp này cung nữ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật không được thiếu thứ gì. Điều vô lý tiếp theo là để tránh cho Hoàng đế quá cố ở trong lăng "bị chán", các cung nữ còn phải múa hát, biểu diễn đàn, nhạc.
Đặc biệt, sau khi bước vào thủ lăng cho Hoàng đế, cuộc sống của cung nữ sẽ chỉ quanh quẩn trong đó, phải cắt đứt mọi liên hệ với bên ngoài, họ phải chịu đựng những ngày tháng vô cùng buồn tủi, cô đơn, hành hạ tinh thần còn hơn cả trong cung cấm.