Khánh thành vào năm 1902, ga Hà Nội là một địa danh đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của thủ đô Hà Nội. Đây chính là một trong những địa điểm lịch sử gắn liền với sự kiện Giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954.Ngược dòng thời gian, sáng ngày 9/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam chia làm nhiều cánh quân tiến vào năm cửa ô chính của thủ đô Hà Nội rồi tỏa ra các khu. Một trong những cơ sở đầu tiên được ta tiếp quản là ga Hà Nội, lúc này còn mang tên là ga Hàng Cỏ.Buổi chiều ngày 9/10/1954, từ ga Hàng Cỏ, chuyến tàu đầu tiên của lực lượng giải phóng với cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ đã chạy xuống Văn Điển đón bộ đội, cán bộ, nhân dân vào nội thành.Ngày 10/10, thủ đô Hà Nội được giải phóng. Đội ngũ cán bộ nhân viên đường sắt ga Hàng Cỏ nhanh chóng tổ chức đón đoàn tàu chở cán bộ, bộ đội từ Văn Điển vào nội thành an toàn.Trên đoàn tàu rầm rập tiến về ga Hàng Cỏ, cán bộ và chiến sĩ ta hân hoan trong tư thế hiên ngang của người chiến thắng.Kể từ ngày đó đến nay đã tròn 70 năm, những chuyến tàu của kỷ nguyên độc lập tự do vẫn đến và đi từ ga Hà Nội.Ngoài sự kiện Giải phóng thủ đô 10/10/1954, ga Hà Nội cũng chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử quan trọng khác của thủ đô Hà Nội. Giai đoạn cuối năm 1945, đầu 1946, từ nhà ga này, ngày đêm các đoàn tàu hối hả đưa đoàn quân Nam tiến vào Nam.Tháng 12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cùng với cả nước, tại khu Hàng Cỏ và Sở Hỏa xa Việt Nam, trung tâm đầu mối của toàn ngành đường sắt, cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt, gay go ngay từ những giờ phút đầu của cuộc kháng chiến.Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, ga Hàng Cỏ nhiều lần trở thành mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ. Ngày 21/12/1972, nhà ga đã bị một quả bom lớn rơi trúng. Ngôi nhà đại sảnh, nơi treo chiếc đồng hồ lớn bị đánh sập hoàn toàn.Sau ngày hòa bình và thống nhất, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, khẳng định vai trò của một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.Ngày hôm nay, hành khách đến với ga Hà Nội sẽ được tiếp đón bởi hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại với các phòng khách văn minh, lịch sự, bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây, máy bán vé tự động, các cửa hàng tiện ích.Với nhiều người dân Hà Nội, ga Hà Nội hay ga Hàng Cỏ còn là nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm gắn với tiếng còi tàu vang vọng, tiếng những toa tàu xình xịch khi lăn bánh, cùng nước mắt và nụ cười của các buổi chia ly, đoàn tụ.Và đây cũng là nơi những người con của thủ đô có thể đến để nghe lại tiếng vọng từ những câu chuyện lịch sử giàu ý nghĩa, dù đã xảy ra cách đây rất lâu nhưng vẫn còn tươi mới như tiếng bánh sắt nghiến vào đường ray hay tiếng còi tàu ngân vang giữa phố phường náo nhiệt...Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
Khánh thành vào năm 1902, ga Hà Nội là một địa danh đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của thủ đô Hà Nội. Đây chính là một trong những địa điểm lịch sử gắn liền với sự kiện Giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954.
Ngược dòng thời gian, sáng ngày 9/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam chia làm nhiều cánh quân tiến vào năm cửa ô chính của thủ đô Hà Nội rồi tỏa ra các khu. Một trong những cơ sở đầu tiên được ta tiếp quản là ga Hà Nội, lúc này còn mang tên là ga Hàng Cỏ.
Buổi chiều ngày 9/10/1954, từ ga Hàng Cỏ, chuyến tàu đầu tiên của lực lượng giải phóng với cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ đã chạy xuống Văn Điển đón bộ đội, cán bộ, nhân dân vào nội thành.
Ngày 10/10, thủ đô Hà Nội được giải phóng. Đội ngũ cán bộ nhân viên đường sắt ga Hàng Cỏ nhanh chóng tổ chức đón đoàn tàu chở cán bộ, bộ đội từ Văn Điển vào nội thành an toàn.
Trên đoàn tàu rầm rập tiến về ga Hàng Cỏ, cán bộ và chiến sĩ ta hân hoan trong tư thế hiên ngang của người chiến thắng.
Kể từ ngày đó đến nay đã tròn 70 năm, những chuyến tàu của kỷ nguyên độc lập tự do vẫn đến và đi từ ga Hà Nội.
Ngoài sự kiện Giải phóng thủ đô 10/10/1954, ga Hà Nội cũng chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử quan trọng khác của thủ đô Hà Nội. Giai đoạn cuối năm 1945, đầu 1946, từ nhà ga này, ngày đêm các đoàn tàu hối hả đưa đoàn quân Nam tiến vào Nam.
Tháng 12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cùng với cả nước, tại khu Hàng Cỏ và Sở Hỏa xa Việt Nam, trung tâm đầu mối của toàn ngành đường sắt, cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt, gay go ngay từ những giờ phút đầu của cuộc kháng chiến.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, ga Hàng Cỏ nhiều lần trở thành mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ. Ngày 21/12/1972, nhà ga đã bị một quả bom lớn rơi trúng. Ngôi nhà đại sảnh, nơi treo chiếc đồng hồ lớn bị đánh sập hoàn toàn.
Sau ngày hòa bình và thống nhất, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, khẳng định vai trò của một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Ngày hôm nay, hành khách đến với ga Hà Nội sẽ được tiếp đón bởi hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại với các phòng khách văn minh, lịch sự, bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây, máy bán vé tự động, các cửa hàng tiện ích.
Với nhiều người dân Hà Nội, ga Hà Nội hay ga Hàng Cỏ còn là nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm gắn với tiếng còi tàu vang vọng, tiếng những toa tàu xình xịch khi lăn bánh, cùng nước mắt và nụ cười của các buổi chia ly, đoàn tụ.
Và đây cũng là nơi những người con của thủ đô có thể đến để nghe lại tiếng vọng từ những câu chuyện lịch sử giàu ý nghĩa, dù đã xảy ra cách đây rất lâu nhưng vẫn còn tươi mới như tiếng bánh sắt nghiến vào đường ray hay tiếng còi tàu ngân vang giữa phố phường náo nhiệt...
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.