Nằm bên ngã tư Kim Mã – Giang Văn Minh ở quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Kim Sơn là một di tích lịch sử gắn với triều đại Tây Sơn và trận Ngọc Hồi - Đống Đa lẫy lừng sử Việt.Khu đất chùa tọa lạc xưa kia thuộc trại Kim Mã trong vùng Thập Tam Trại, nằm ở phía Tây thành Thăng Long. Nhiều thế kỷ trước, khu vực này là pháp trường, nơi xử trảm các tội nhân.Để siêu độ cho vong hồn các tội nhân bị hành quyết, người dân thôn Mã Trại đã dựng am Vạn Linh bằng gỗ lợp cỏ tranh.Vào năm 1789, khi vua Quang Trung đưa quân về thành Thăng Long và đại chiến với quân Mãn Thanh ở Đống Đa, hàng nghìn liệt sĩ Tây Sơn tử trận đã được quy tập về thôn Mã Trại, tạo thành một nghĩa trang.Sau đó, một ngôi chùa đã được xây bên am Vạn Linh để người dân hương khói, cầu siêu thoát cho anh linh những quân sĩ Tây Sơn vong trận. Ngôi chùa này được đặt tên là Tây Sơn tự.Theo thông lệ, cứ đến mồng 5 tháng Giêng là ngày giỗ trận, người dân và Phật tử lại đến chùa để tổ chức tế vong hồn tướng sĩ Tây Sơn hi sinh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa.Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, tránh những hệ lụy với triều đại đối địch mới lên nắm quyền, chùa Tây Sơn được đổi tên thành Kim Sơn tự. Tên gọi này tồn tại cho đến hôm nay.Để ghi nhớ việc các liệt sĩ Tây Sơn được an táng trong khu vực, vào năm 1989, nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, một tấm bia tưởng niệm đã được dựng trong sân chùa Kim Sơn.Trên tấm bia này ghi nội dung: "1789-1989. Nơi đây nguyên là nghĩa địa những liệt sỹ của nghĩa quân Tây Sơn".Đến năm 2011, nhà bia tưởng niệm nghĩa sĩ Tây Sơn được xây tại chùa Kim Sơn, cạnh tấm bia có từ năm 1989. Trong nhà bia có tấm bia được tạo tác bằng đá đỏ khai thác từ núi đá Bình Định – nơi phát tích của triều Tây Sơn.Nội dung bia là lời tri ân những liệt sĩ Tây Sơn đã hi sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc, và rộng hơn là tất cả các liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ đất nước.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Nằm bên ngã tư Kim Mã – Giang Văn Minh ở quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Kim Sơn là một di tích lịch sử gắn với triều đại Tây Sơn và trận Ngọc Hồi - Đống Đa lẫy lừng sử Việt.
Khu đất chùa tọa lạc xưa kia thuộc trại Kim Mã trong vùng Thập Tam Trại, nằm ở phía Tây thành Thăng Long. Nhiều thế kỷ trước, khu vực này là pháp trường, nơi xử trảm các tội nhân.
Để siêu độ cho vong hồn các tội nhân bị hành quyết, người dân thôn Mã Trại đã dựng am Vạn Linh bằng gỗ lợp cỏ tranh.
Vào năm 1789, khi vua Quang Trung đưa quân về thành Thăng Long và đại chiến với quân Mãn Thanh ở Đống Đa, hàng nghìn liệt sĩ Tây Sơn tử trận đã được quy tập về thôn Mã Trại, tạo thành một nghĩa trang.
Sau đó, một ngôi chùa đã được xây bên am Vạn Linh để người dân hương khói, cầu siêu thoát cho anh linh những quân sĩ Tây Sơn vong trận. Ngôi chùa này được đặt tên là Tây Sơn tự.
Theo thông lệ, cứ đến mồng 5 tháng Giêng là ngày giỗ trận, người dân và Phật tử lại đến chùa để tổ chức tế vong hồn tướng sĩ Tây Sơn hi sinh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, tránh những hệ lụy với triều đại đối địch mới lên nắm quyền, chùa Tây Sơn được đổi tên thành Kim Sơn tự. Tên gọi này tồn tại cho đến hôm nay.
Để ghi nhớ việc các liệt sĩ Tây Sơn được an táng trong khu vực, vào năm 1989, nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, một tấm bia tưởng niệm đã được dựng trong sân chùa Kim Sơn.
Trên tấm bia này ghi nội dung: "1789-1989. Nơi đây nguyên là nghĩa địa những liệt sỹ của nghĩa quân Tây Sơn".
Đến năm 2011, nhà bia tưởng niệm nghĩa sĩ Tây Sơn được xây tại chùa Kim Sơn, cạnh tấm bia có từ năm 1989. Trong nhà bia có tấm bia được tạo tác bằng đá đỏ khai thác từ núi đá Bình Định – nơi phát tích của triều Tây Sơn.
Nội dung bia là lời tri ân những liệt sĩ Tây Sơn đã hi sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc, và rộng hơn là tất cả các liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ đất nước.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.