Adelaide, Australia: Mercer Global Financial đánh giá đây là một trong những thành phố sạch nhất thế giới. Thành phố triển khai chương trình “thành phố xanh” như trồng 3 triệu cây xanh, dự án năng lượng mặt trời, thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông công cộng và các phương pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhờ vậy, nơi đây trở thành thành phố đáng sống nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock.Hamburg, Đức: Đây là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc sử dụng năng lượng xanh. Thành phố Hamburg chính là một minh chứng rõ ràng về sự hiệu quả của các chiến lược quốc gia này thực hiện. Đức cũng đang thực hiện chiến dịch quốc gia về giảm khí thải độc hại với mục tiêu giảm 40% vào năm 2020. Ảnh: BorisovHelsinki, Phần Lan: Báo cáo IQ Air liệt kê thủ đô của Phần Lan là một trong những thành phố ít ô nhiễm nhất trên thế giới. Chính quyền thành phố nỗ lực mang đến không gian xanh cho Helsinki và phát triển hệ thống giao thông công cộng. 36% diện tích đất dành cho công viên với hơn 40 khu dự trữ sinh quyển trên diện tích 890 ha. Phần Lan cũng đang tích cực bảo vệ bờ biển trước nguy cơ nước biển dâng và băng tan từ hai cực. Ảnh:Subodh.Honolulu, Hawaii, Mỹ: Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, Hawaii có lượng không khí sạch nhất Mỹ. Chính quyền Honolulu cam kết sử dụng năng lượng sạch và bền vững trong hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố. Nhiều dự án phát triển môi trường bao gồm H-Power, dự án mục tiêu chuyển đổi 2.000 tấn rác thải thành năng lượng điện, cung cấp cho hơn 40.000 hộ dân, dự án Pearl Citybus sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cắt giảm chi phí năng lượng. Ảnh: Fiona lin.Rekyjavík, Iceland: Đây là một trong năm thành phố trong lành nhất mà du khách nên tới. Nhờ việc sử dụng năng lượng thay thế, người dân và khách du lịch có thể tận hưởng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện sống nguyên sơ. Năng lượng địa nhiệt - một nguồn điện tử sạch, chiếm khoảng 90% trong tiêu thụ điện và sưởi ấm thành phố này. Ảnh: Boyloso.Wellington, New Zealand: Theo báo cáo IQ Air, Wellington có không khí sạch nhất trong số tất cả các thủ đô thế giới trong danh sách này. Với lượng dân số tương đối nhỏ và vị trí địa lý cách biệt, thủ đô New Zealand có không khí trong lành hơn. Nhờ tuyến xe chạy bằng cáp được mở rộng, thành phố Wellington đã cắt giảm lượng ô nhiễm không khí từ ùn tắc ôtô. Bên cạnh đó, người dân địa phương tự hào trong việc giữ gìn sự trong lành của thành phố. Ảnh: Shutterstock.Zurich, Switzerland: Zurich là một thành phố sạch nhờ việc quản lý chất thải nghiêm ngặt. Người dân ở thành phố chủ yếu sử dụng xe đạp hoặc các phương tiện giao thông công cộng như xe lửa, xe buýt và tàu điện ngầm. Thành phố cũng cung cấp cho người dân ứng dụng giúp theo dõi và quản lý rác thải và tái chế. Ảnh: Shutterstock.Calgary, Canada: Đây là một trong những thành phố sạch nhất thế giới nhờ cách xử lý chất thải phù hợp. Người dân và du khách cũng có thể bị phạt nặng vì hành vi xả rác, vứt thuốc lá hoặc ném rác thải qua cửa ôtô. Chính quyền cũng đề xuất những hỗ trợ tài chính cho lối sống xanh của người dân như sử dụng sản phẩm hữu cơ, hạn chế rác thải từ đồ gói bọc bữa trưa. Ảnh: Andrew zarivny.
Adelaide, Australia: Mercer Global Financial đánh giá đây là một trong những thành phố sạch nhất thế giới. Thành phố triển khai chương trình “thành phố xanh” như trồng 3 triệu cây xanh, dự án năng lượng mặt trời, thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông công cộng và các phương pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhờ vậy, nơi đây trở thành thành phố đáng sống nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock.
Hamburg, Đức: Đây là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc sử dụng năng lượng xanh. Thành phố Hamburg chính là một minh chứng rõ ràng về sự hiệu quả của các chiến lược quốc gia này thực hiện. Đức cũng đang thực hiện chiến dịch quốc gia về giảm khí thải độc hại với mục tiêu giảm 40% vào năm 2020. Ảnh: Borisov
Helsinki, Phần Lan: Báo cáo IQ Air liệt kê thủ đô của Phần Lan là một trong những thành phố ít ô nhiễm nhất trên thế giới. Chính quyền thành phố nỗ lực mang đến không gian xanh cho Helsinki và phát triển hệ thống giao thông công cộng. 36% diện tích đất dành cho công viên với hơn 40 khu dự trữ sinh quyển trên diện tích 890 ha. Phần Lan cũng đang tích cực bảo vệ bờ biển trước nguy cơ nước biển dâng và băng tan từ hai cực. Ảnh:Subodh.
Honolulu, Hawaii, Mỹ: Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, Hawaii có lượng không khí sạch nhất Mỹ. Chính quyền Honolulu cam kết sử dụng năng lượng sạch và bền vững trong hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố. Nhiều dự án phát triển môi trường bao gồm H-Power, dự án mục tiêu chuyển đổi 2.000 tấn rác thải thành năng lượng điện, cung cấp cho hơn 40.000 hộ dân, dự án Pearl Citybus sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cắt giảm chi phí năng lượng. Ảnh: Fiona lin.
Rekyjavík, Iceland: Đây là một trong năm thành phố trong lành nhất mà du khách nên tới. Nhờ việc sử dụng năng lượng thay thế, người dân và khách du lịch có thể tận hưởng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện sống nguyên sơ. Năng lượng địa nhiệt - một nguồn điện tử sạch, chiếm khoảng 90% trong tiêu thụ điện và sưởi ấm thành phố này. Ảnh: Boyloso.
Wellington, New Zealand: Theo báo cáo IQ Air, Wellington có không khí sạch nhất trong số tất cả các thủ đô thế giới trong danh sách này. Với lượng dân số tương đối nhỏ và vị trí địa lý cách biệt, thủ đô New Zealand có không khí trong lành hơn. Nhờ tuyến xe chạy bằng cáp được mở rộng, thành phố Wellington đã cắt giảm lượng ô nhiễm không khí từ ùn tắc ôtô. Bên cạnh đó, người dân địa phương tự hào trong việc giữ gìn sự trong lành của thành phố. Ảnh: Shutterstock.
Zurich, Switzerland: Zurich là một thành phố sạch nhờ việc quản lý chất thải nghiêm ngặt. Người dân ở thành phố chủ yếu sử dụng xe đạp hoặc các phương tiện giao thông công cộng như xe lửa, xe buýt và tàu điện ngầm. Thành phố cũng cung cấp cho người dân ứng dụng giúp theo dõi và quản lý rác thải và tái chế. Ảnh: Shutterstock.
Calgary, Canada: Đây là một trong những thành phố sạch nhất thế giới nhờ cách xử lý chất thải phù hợp. Người dân và du khách cũng có thể bị phạt nặng vì hành vi xả rác, vứt thuốc lá hoặc ném rác thải qua cửa ôtô. Chính quyền cũng đề xuất những hỗ trợ tài chính cho lối sống xanh của người dân như sử dụng sản phẩm hữu cơ, hạn chế rác thải từ đồ gói bọc bữa trưa. Ảnh: Andrew zarivny.