Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái, là người chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Chỉ vì say rượu và sàm sỡ nàng Hằng Nga mà Trư Bát Giới bị đày xuống hạ giới dưới hình hài nửa người nửa lợn.Sau khi bị đày, Trư Bát Giới được Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho cái tên là Trư Ngộ Năng, có nghĩa là "con lợn nhận ra, ngộ ra khả năng của mình" để nhắc nhở Bát Giới luôn nhận thức được mình là ai.Cái tên Trư Bát Giới là do sư phụ Tam Tạng đặt, nghĩa là "Tám ranh giới bị kiềm chế": Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không nằm ngồi giường quá rộng, ăn chay, để nhắc nhở Bát Giới phải luôn biết tu sửa mình.Theo các nhà nghiên cứu, trong tiểu thuyết Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính, và Bạch Long Mã là ý chí của con người.Trư Bát Giới đã học được 36 phép thiên cang trong 108 phép thiên cương địa sát của Đạo giáo. Tuy số lượng chỉ bằng một nửa 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không nhưng uy lực được đánh giá cao hơn. Dù vậy, khả năng áp dụng trên thực tế của Trư Bát Giới rất hạn chế.Vũ khí của Trư Bát Giới có một cái bồ cào 9 răng bằng sắt, được luyện ở Thiên Đình, nặng khoảng 5.000 cân.Sở trường của Trư Bát Giới là thủy chiến. Nếu ở trên cạn, Trư Bát Giới thường xuyên bị Tôn Ngộ Không “hành” tới bến thì ở dưới nước lão Trư hoàn toàn có khả năng đánh bại Hầu vương.Đến cuối tiểu thuyết, tất cả các nhân vật chính, bạn đồng hành của Bát Giới đều đạt đến mục đích cuối cùng của mình, tức là trở thành Phật hoặc La Hán. Chỉ riêng mình Bát Giới là không, bởi dù đã có nhiều cải biến, Bát Giới vẫn còn quá nhiều ham muốn.Bát Giới chỉ được phong là "Tịnh đàn sứ giả" với phần thưởng là công việc: "Lau dọn bàn thờ", nơi mà Lão Trư có thể ăn thỏa thích những hoa quả thừa trên bàn thờ.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái, là người chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Chỉ vì say rượu và sàm sỡ nàng Hằng Nga mà Trư Bát Giới bị đày xuống hạ giới dưới hình hài nửa người nửa lợn.
Sau khi bị đày, Trư Bát Giới được Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho cái tên là Trư Ngộ Năng, có nghĩa là "con lợn nhận ra, ngộ ra khả năng của mình" để nhắc nhở Bát Giới luôn nhận thức được mình là ai.
Cái tên Trư Bát Giới là do sư phụ Tam Tạng đặt, nghĩa là "Tám ranh giới bị kiềm chế": Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không nằm ngồi giường quá rộng, ăn chay, để nhắc nhở Bát Giới phải luôn biết tu sửa mình.
Theo các nhà nghiên cứu, trong tiểu thuyết Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính, và Bạch Long Mã là ý chí của con người.
Trư Bát Giới đã học được 36 phép thiên cang trong 108 phép thiên cương địa sát của Đạo giáo. Tuy số lượng chỉ bằng một nửa 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không nhưng uy lực được đánh giá cao hơn. Dù vậy, khả năng áp dụng trên thực tế của Trư Bát Giới rất hạn chế.
Vũ khí của Trư Bát Giới có một cái bồ cào 9 răng bằng sắt, được luyện ở Thiên Đình, nặng khoảng 5.000 cân.
Sở trường của Trư Bát Giới là thủy chiến. Nếu ở trên cạn, Trư Bát Giới thường xuyên bị Tôn Ngộ Không “hành” tới bến thì ở dưới nước lão Trư hoàn toàn có khả năng đánh bại Hầu vương.
Đến cuối tiểu thuyết, tất cả các nhân vật chính, bạn đồng hành của Bát Giới đều đạt đến mục đích cuối cùng của mình, tức là trở thành Phật hoặc La Hán. Chỉ riêng mình Bát Giới là không, bởi dù đã có nhiều cải biến, Bát Giới vẫn còn quá nhiều ham muốn.
Bát Giới chỉ được phong là "Tịnh đàn sứ giả" với phần thưởng là công việc: "Lau dọn bàn thờ", nơi mà Lão Trư có thể ăn thỏa thích những hoa quả thừa trên bàn thờ.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.