Viết thư thuê là một nghề phổ biến thời bao cấp. Với nghề này, cần chữ đẹp và có khả năng viết lách. Nếu biết ngoại ngữ, với những bức thư viết bằng tiếng nước ngoài thì sẽ được trả thủ lao gấp 3-5 lần. Trong ảnh là ông Dương Văn Ngộ (sinh năm 1930), người viết thư thuê cuối cùng ở Sài Gòn. Ảnh: Phụ nữ online.Trong cuộc đời làm nghề của mình, ông Ngộ đã viết nên hàng triệu bức thư vượt không gian và thời gian, đi khắp năm châu, kết nối tình yêu thương giữa người với người. Đây cũng là một nghề cần giữ sự bí mật. Ảnh: Phụ nữ online.Món quà từ người bạn ở Đức tặng ông dịp sinh nhật (năm 2015) giúp ông dịch và viết được nhiều lá thư hơn. Ảnh: Phụ nữ online.Ông từng nhận được “Giải thưởng KoVa năm 2016” vinh danh về Sống đẹp khi đã viết hàng ngàn bức thư tay bằng tiếng Anh, Pháp, Việt. Nghề lộn xích xe: Ngày đó, chủ yếu chỉ đi xe đạp, nên nghề lộn xích xe cũng chủ yếu cho xe đạp. Với những tiệm có tay nghề khá hơn thì lộn cả xích xe máy.Với tay nghề khéo léo, người thợ sẽ lộn những chiếc xích xe đã bị giãn nở ra hết cỡ. Xích sẽ được đục ra từng mắt rồi lộn các phần trong ra ngoài để “tận dụng”. Có chiếc xích được lộn tới 3-4 lần.Nghề nhuộm vải. Thời bao cấp, mỗi nhà chỉ được phân một vài mét vải đủ may vài bộ quần áo, chính vì vậy, nghề nhuộm vải rất thịnh hành. Những thợ nhuộm sẽ điều chế màu nhuộm từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, lá cây chàm với tông màu được nhuộm chủ yếu là nâu và đen. Sau khi nhuộm, quần áo trông sẽ mới hơn.Nghề bơm mực bút bi. Ngày nay, mỗi chiếc bút bi chỉ dùng một lần, và bán đầy ngoài hàng, có thể dễ dàng cho nhau. Nhưng thời bao cấp, có được chiếc bút bi rất quý. Và sau khi dùng hết mực, thì có thể đi bơm mực cho bút bi.Đồ nghề để bơm mực cũng không có gì phức tạp, chỉ gồm có một chiếc ống tiêm với xi-lanh và ống ruột để chứa mực, một chút bông, cồn để tẩy mực và mực bút bi. Ảnh: Dân Việt.Người thợ bơm mực cũng chuẩn bị vài viên bi cùng với một cái dùi nhỏ đề phòng trường hợp đầu viết bi bị hỏng thì có bi để thay ngay.Ngày nay, nghề bơm mực bút bi đương nhiên không còn tồn tại. Với thế hệ sau này, khi nghe kể lại, có lẽ nhiều người sẽ thấy khó có thể hình dung ra đã từng tồn tại một nghề lạ lùng như thế, khi mà ngày nay, chỉ vài chục ngàn, bằng một bữa sáng có thể mua cả mớ bút bi. Ảnh: Dân Việt.Nghề hàn dép. Đây là một nghề phổ biến thời bao cấp. Những chiếc dép thời bao cấp rất quý, khi bị đứt quai, có thể mang ra ngoài hàng để hàn lại.Ngày đó, chỉ khi nào không thể sử dụng được nữa, những chiếc dép mới được bỏ đi.Nghề bán đá cục: Thời bao cấp giá điện rẻ nhưng chỉ được dùng theo định mức số KWH, ngoài ra, còn cần có tủ lanh. Những gia đình có tiêu chuẩn xài điện cơ quan hay các khu quân đội có thể làm nước đá cục tủ lạnh bán cho các quán cà phê. Đây là một trong những nghề "hái ra tiền" thời bao cấp.Nghề ép than tổ ong: Thời bao cấp, nguyên liệu, chất đốt khan hiếm, người ta phải mua than cám, độn thêm mùn cưa hay trấu, rồi trộn với bùn non cho dẻo và dễ dính, xong vắt thành từng cục hoặc áp thành từng bánh hình tròn có lỗ như tổ ong. Nghề này đến nay vẫn còn tồn tại, nhưng người ta cũng ít dùng dần, do khí đốt từ than ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viết thư thuê là một nghề phổ biến thời bao cấp. Với nghề này, cần chữ đẹp và có khả năng viết lách. Nếu biết ngoại ngữ, với những bức thư viết bằng tiếng nước ngoài thì sẽ được trả thủ lao gấp 3-5 lần. Trong ảnh là ông Dương Văn Ngộ (sinh năm 1930), người viết thư thuê cuối cùng ở Sài Gòn. Ảnh: Phụ nữ online.
Trong cuộc đời làm nghề của mình, ông Ngộ đã viết nên hàng triệu bức thư vượt không gian và thời gian, đi khắp năm châu, kết nối tình yêu thương giữa người với người. Đây cũng là một nghề cần giữ sự bí mật. Ảnh: Phụ nữ online.
Món quà từ người bạn ở Đức tặng ông dịp sinh nhật (năm 2015) giúp ông dịch và viết được nhiều lá thư hơn. Ảnh: Phụ nữ online.
Ông từng nhận được “Giải thưởng KoVa năm 2016” vinh danh về Sống đẹp khi đã viết hàng ngàn bức thư tay bằng tiếng Anh, Pháp, Việt.
Nghề lộn xích xe: Ngày đó, chủ yếu chỉ đi xe đạp, nên nghề lộn xích xe cũng chủ yếu cho xe đạp. Với những tiệm có tay nghề khá hơn thì lộn cả xích xe máy.
Với tay nghề khéo léo, người thợ sẽ lộn những chiếc xích xe đã bị giãn nở ra hết cỡ. Xích sẽ được đục ra từng mắt rồi lộn các phần trong ra ngoài để “tận dụng”. Có chiếc xích được lộn tới 3-4 lần.
Nghề nhuộm vải. Thời bao cấp, mỗi nhà chỉ được phân một vài mét vải đủ may vài bộ quần áo, chính vì vậy, nghề nhuộm vải rất thịnh hành. Những thợ nhuộm sẽ điều chế màu nhuộm từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, lá cây chàm với tông màu được nhuộm chủ yếu là nâu và đen. Sau khi nhuộm, quần áo trông sẽ mới hơn.
Nghề bơm mực bút bi. Ngày nay, mỗi chiếc bút bi chỉ dùng một lần, và bán đầy ngoài hàng, có thể dễ dàng cho nhau. Nhưng thời bao cấp, có được chiếc bút bi rất quý. Và sau khi dùng hết mực, thì có thể đi bơm mực cho bút bi.
Đồ nghề để bơm mực cũng không có gì phức tạp, chỉ gồm có một chiếc ống tiêm với xi-lanh và ống ruột để chứa mực, một chút bông, cồn để tẩy mực và mực bút bi. Ảnh: Dân Việt.
Người thợ bơm mực cũng chuẩn bị vài viên bi cùng với một cái dùi nhỏ đề phòng trường hợp đầu viết bi bị hỏng thì có bi để thay ngay.
Ngày nay, nghề bơm mực bút bi đương nhiên không còn tồn tại. Với thế hệ sau này, khi nghe kể lại, có lẽ nhiều người sẽ thấy khó có thể hình dung ra đã từng tồn tại một nghề lạ lùng như thế, khi mà ngày nay, chỉ vài chục ngàn, bằng một bữa sáng có thể mua cả mớ bút bi. Ảnh: Dân Việt.
Nghề hàn dép. Đây là một nghề phổ biến thời bao cấp. Những chiếc dép thời bao cấp rất quý, khi bị đứt quai, có thể mang ra ngoài hàng để hàn lại.
Ngày đó, chỉ khi nào không thể sử dụng được nữa, những chiếc dép mới được bỏ đi.
Nghề bán đá cục: Thời bao cấp giá điện rẻ nhưng chỉ được dùng theo định mức số KWH, ngoài ra, còn cần có tủ lanh. Những gia đình có tiêu chuẩn xài điện cơ quan hay các khu quân đội có thể làm nước đá cục tủ lạnh bán cho các quán cà phê. Đây là một trong những nghề "hái ra tiền" thời bao cấp.
Nghề ép than tổ ong: Thời bao cấp, nguyên liệu, chất đốt khan hiếm, người ta phải mua than cám, độn thêm mùn cưa hay trấu, rồi trộn với bùn non cho dẻo và dễ dính, xong vắt thành từng cục hoặc áp thành từng bánh hình tròn có lỗ như tổ ong. Nghề này đến nay vẫn còn tồn tại, nhưng người ta cũng ít dùng dần, do khí đốt từ than ảnh hưởng tới sức khỏe.