Độc đáo nhất phải kể tới đó chính là lễ hội Gerewol. Lễ hội này được biết đến như là một cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới của bộ tộc Wodaabe. Đối với người Wodaabe, 7 ngày diễn ra lễ hội Gerewol được coi là "mùa tìm tình yêu" vì thông qua cuộc thi sắc đẹp, người đàn ông trang điểm sao cho mình "lộng lẫy" nhất để chiếm được tình cảm của những người phụ nữ
Tiêu chí đánh giá sắc đẹp của nam giới Wodaabe là: Chiều cao, răng trắng, môi thâm đen, khuôn mặt cân xứng... Do vậy, những người tham gia cuộc thi thường dành rất nhiều thời gian bên chiếc gương để trang điểm, tô vẽ làm sao cho mình được "đẹp nhất"Điều đặc biệt nhất trong lễ hội là điệu nhảy Yaake, khi đàn ông hóa trang và biểu diễn trước mặt phụ nữ để thể hiện "sức mạnh tình dục". Ngoài ra, điệu nhảy Yaake còn là nơi phụ nữ tìm chồng. Bộ tộc Wodaabe cho phép phụ nữ tự do "vô hạn" trong hôn nhân và tình dục. Các cô gái chưa lập gia đình có thể quan hệ tình dục bất cứ khi nào và với bất cứ ai họ muốnSau khi điệu nhảy kết thúc, giám khảo sẽ chọn người đàn ông mình thích bằng cách chạm vào vai anh ta. Ban khám khảo là 3 phụ nữ đẹp nhất trong bộ lạc. Người chiến thắng sẽ được cưới vị giám khảo đã chọn mình làm vợLễ hội Thaipusam nổi tiếng là một kiểu lễ hội hành xác rùng rợn nhất thế gian. Mỗi năm, Thaipusam đều đặn được tổ chức ngày 15/10 của lịch Tamil, khi ngôi sao Pusam nằm ở vị trí cao nhấtHàng ngàn tín đồ theo đạo Hindu đã tự hiến dâng cơ thể của mình cho những nghi lễ đau đớn như tự xuyên người bằng móc sắt, xiên, cây giáo nhỏ trong lễ hội tôn giáo Thaipusam. Họ tin rằng, những vết đâm được thực hiện trong lễ hội Thaipusam sẽ giúp họ khỏe mạnh, giàu lòng can đảm hơnĐến ngày Thaipusam, mọi người đều mang kavadi (tạm dịch: gánh nặng) ra đường, tụ tập thành đoàn diễu hành, đi bộ đến đền thờ thần Murugan. Có khá nhiều loại kavadi. Loại đặc biệt phức tạp là vel kavadi, trông y hệt như một bàn thờ di động. Người dân tin rằng, bất cứ ai rước kavadi đến viếng thờ thần Murugan sẽ được thần ban phước lànhLễ hội chạy trốn bò mộng ở Tây Ban Nha khai mạc vào ngày 7-7 hàng năm nhằm tôn vinh Sam Fermin, thánh bảo hộ của vùng NavarraNgười tham dự sẽ chạy cùng lũ bò mộng hung hăng trên con phố Pamplona. Những con bò sẵn sàng húc bất kỳ ai cản đườngNăm nào cũng có người bị thương nhưng không vì thế mà lễ hội này giảm nhiệt. Mỗi năm, du khách khắp nơi vẫn đổ về và hào hứng tham gia lễ hội để thử thách lòng gan dạ của mìnhLễ hội cõng vợ tại Phần Lan diễn ra hàng năm với mục đích đem lại tiếng cười, sự dẻo dai cũng như giúp các cặp đôi hâm nóng lại tình cảmCác quý ông tham gia phải cõng đồng đội trên lưng và vượt qua chặng đường dài với nhiều chướng ngại vật. Người phụ nữ được cõng phải trên 17 tuổi và nặng ít nhất 49kg. Ngoài ra, thí sinh nam có thể "mượn" vợ của hàng xóm hay bạn, đồng nghiệp...Tư thế cõng vợ Estonia (người vợ lộn ngược, quàng chân lên cổ chồng) là tư thế phổ biến nhất. Phần thưởng cho cặp đôi vô địch là một chiếc cúp lưu niệm và số bia bằng với cân nặng của người phụ nữTên gọi El Colacho được hiểu nôm na là "Cú nhảy của quỷ dữ". Lễ hội được tổ chức ở tỉnh Burgos từ năm 1960 và vẫn duy trì đến nay. Những đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ được đặt trên một chiếc nệm, và có một người đàn ông mặc đồ truyền thống nhảy qua người người những đứa bé trong tiếng trống rền vangNgười đàn ông mặc trang phục truyền thống màu vàng và đỏ, đeo kiếm và vào vai một con quỷ tên là El Colacho. Theo truyền thuyết, El Colacho sẽ hút hết những linh hồn ma quỷ ám vào đứa trẻ khi nhảy qua bọn chúngHoạt động này tượng trưng cho việc cái thiện sẽ chiến thắng cái ác và là một cách cầu bình an cho bọn trẻ. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp trẻ nào bị thương khi có người nhảy qua nhưng lễ hội nhảy qua đầu em bé vẫn được xem là lễ hội nguy hiểm nhất thế giớiCứ đến tháng Tư, du khách đến với Nhật Bản sẽ được tham dự lễ hội Naki Sumo có "một không hai" được tổ chức trong khuôn viên ngôi chùa Sensoji, TokyoNhững võ sĩ đô vật Sumo không chuyên sẽ nâng cao những đứa trẻ lên trời và làm mọi cách khiến chúng hoảng sợ phát khóc lên. Họ dùng các loại mặt nạ dữ tợn, làm đủ trò mặt xấu, hay gào vào mặt để đứa trẻ bật khócEm bé nào khóc to và lâu nhất sẽ là người thắng cuộc, và cũng được tin rằng sẽ có nhiều sức khỏe và may mắn nhất trong nămLễ hội cà chua La Tomatina được du khách biết đến và hào hứng tham gia nhờ độ "lầy" của nó. Lễ hội diễn ra hàng năm tại thị trấn Bunol, tỉnh Valencia, Tây Ban Nha. Một số giả thuyết cho rằng, nguồn gốc lễ hội bắt nguồn từ cuộc biểu tình chống Pháp năm 1945Có thể nói, đây là một cuộc đại chiến vui nhộn với hàng tấn cà chua chín đỏ được chuẩn bị sẵn sàng. Người tham gia thỏa sức tấn công nhau bằng những trái cà chua chín mọng cho đến khi toàn thân ướt đẫm một màu đỏSau khi lễ hội kết thúc, mọi ngóc ngách trong thị trấn Bunol đều đỏ rực một màu cà chuaHadaka Matsuri là lễ hội khỏa thân diễn ra tại chùa Saidaiji, Nhật Bản. Lễ hội được tổ chức vào quãng thời gian lạnh nhất ở Nhật BảnNhững người đàn ông sẽ cởi trần, đóng khố và chịu đựng cái rét âm độ C ở xứ sở Phù Tang. Họ đứng chật cứng tại một đại sảnh lớn trong chùa Saidaiji để bắt chiếc gậy may mắn của một thầy tu trong chùa. Những người này còn phải nhúng chân vào bể nước lạnh cóng để tẩy trần và uống rượu sake để làm nóng tinh thần trước khi tham giaLễ hội tượng trưng cho sức mạnh, tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu kiên cường của con người và đất nước Nhật Bản
Độc đáo nhất phải kể tới đó chính là lễ hội Gerewol. Lễ hội này được biết đến như là một cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới của bộ tộc Wodaabe. Đối với người Wodaabe, 7 ngày diễn ra lễ hội Gerewol được coi là "mùa tìm tình yêu" vì thông qua cuộc thi sắc đẹp, người đàn ông trang điểm sao cho mình "lộng lẫy" nhất để chiếm được tình cảm của những người phụ nữ
Tiêu chí đánh giá sắc đẹp của nam giới Wodaabe là: Chiều cao, răng trắng, môi thâm đen, khuôn mặt cân xứng... Do vậy, những người tham gia cuộc thi thường dành rất nhiều thời gian bên chiếc gương để trang điểm, tô vẽ làm sao cho mình được "đẹp nhất"
Điều đặc biệt nhất trong lễ hội là điệu nhảy Yaake, khi đàn ông hóa trang và biểu diễn trước mặt phụ nữ để thể hiện "sức mạnh tình dục". Ngoài ra, điệu nhảy Yaake còn là nơi phụ nữ tìm chồng. Bộ tộc Wodaabe cho phép phụ nữ tự do "vô hạn" trong hôn nhân và tình dục. Các cô gái chưa lập gia đình có thể quan hệ tình dục bất cứ khi nào và với bất cứ ai họ muốn
Sau khi điệu nhảy kết thúc, giám khảo sẽ chọn người đàn ông mình thích bằng cách chạm vào vai anh ta. Ban khám khảo là 3 phụ nữ đẹp nhất trong bộ lạc. Người chiến thắng sẽ được cưới vị giám khảo đã chọn mình làm vợ
Lễ hội Thaipusam nổi tiếng là một kiểu lễ hội hành xác rùng rợn nhất thế gian. Mỗi năm, Thaipusam đều đặn được tổ chức ngày 15/10 của lịch Tamil, khi ngôi sao Pusam nằm ở vị trí cao nhất
Hàng ngàn tín đồ theo đạo Hindu đã tự hiến dâng cơ thể của mình cho những nghi lễ đau đớn như tự xuyên người bằng móc sắt, xiên, cây giáo nhỏ trong lễ hội tôn giáo Thaipusam. Họ tin rằng, những vết đâm được thực hiện trong lễ hội Thaipusam sẽ giúp họ khỏe mạnh, giàu lòng can đảm hơn
Đến ngày Thaipusam, mọi người đều mang kavadi (tạm dịch: gánh nặng) ra đường, tụ tập thành đoàn diễu hành, đi bộ đến đền thờ thần Murugan. Có khá nhiều loại kavadi. Loại đặc biệt phức tạp là vel kavadi, trông y hệt như một bàn thờ di động. Người dân tin rằng, bất cứ ai rước kavadi đến viếng thờ thần Murugan sẽ được thần ban phước lành
Lễ hội chạy trốn bò mộng ở Tây Ban Nha khai mạc vào ngày 7-7 hàng năm nhằm tôn vinh Sam Fermin, thánh bảo hộ của vùng Navarra
Người tham dự sẽ chạy cùng lũ bò mộng hung hăng trên con phố Pamplona. Những con bò sẵn sàng húc bất kỳ ai cản đường
Năm nào cũng có người bị thương nhưng không vì thế mà lễ hội này giảm nhiệt. Mỗi năm, du khách khắp nơi vẫn đổ về và hào hứng tham gia lễ hội để thử thách lòng gan dạ của mình
Lễ hội cõng vợ tại Phần Lan diễn ra hàng năm với mục đích đem lại tiếng cười, sự dẻo dai cũng như giúp các cặp đôi hâm nóng lại tình cảm
Các quý ông tham gia phải cõng đồng đội trên lưng và vượt qua chặng đường dài với nhiều chướng ngại vật. Người phụ nữ được cõng phải trên 17 tuổi và nặng ít nhất 49kg. Ngoài ra, thí sinh nam có thể "mượn" vợ của hàng xóm hay bạn, đồng nghiệp...
Tư thế cõng vợ Estonia (người vợ lộn ngược, quàng chân lên cổ chồng) là tư thế phổ biến nhất. Phần thưởng cho cặp đôi vô địch là một chiếc cúp lưu niệm và số bia bằng với cân nặng của người phụ nữ
Tên gọi El Colacho được hiểu nôm na là "Cú nhảy của quỷ dữ". Lễ hội được tổ chức ở tỉnh Burgos từ năm 1960 và vẫn duy trì đến nay. Những đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ được đặt trên một chiếc nệm, và có một người đàn ông mặc đồ truyền thống nhảy qua người người những đứa bé trong tiếng trống rền vang
Người đàn ông mặc trang phục truyền thống màu vàng và đỏ, đeo kiếm và vào vai một con quỷ tên là El Colacho. Theo truyền thuyết, El Colacho sẽ hút hết những linh hồn ma quỷ ám vào đứa trẻ khi nhảy qua bọn chúng
Hoạt động này tượng trưng cho việc cái thiện sẽ chiến thắng cái ác và là một cách cầu bình an cho bọn trẻ. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp trẻ nào bị thương khi có người nhảy qua nhưng lễ hội nhảy qua đầu em bé vẫn được xem là lễ hội nguy hiểm nhất thế giới
Cứ đến tháng Tư, du khách đến với Nhật Bản sẽ được tham dự lễ hội Naki Sumo có "một không hai" được tổ chức trong khuôn viên ngôi chùa Sensoji, Tokyo
Những võ sĩ đô vật Sumo không chuyên sẽ nâng cao những đứa trẻ lên trời và làm mọi cách khiến chúng hoảng sợ phát khóc lên. Họ dùng các loại mặt nạ dữ tợn, làm đủ trò mặt xấu, hay gào vào mặt để đứa trẻ bật khóc
Em bé nào khóc to và lâu nhất sẽ là người thắng cuộc, và cũng được tin rằng sẽ có nhiều sức khỏe và may mắn nhất trong năm
Lễ hội cà chua La Tomatina được du khách biết đến và hào hứng tham gia nhờ độ "lầy" của nó. Lễ hội diễn ra hàng năm tại thị trấn Bunol, tỉnh Valencia, Tây Ban Nha. Một số giả thuyết cho rằng, nguồn gốc lễ hội bắt nguồn từ cuộc biểu tình chống Pháp năm 1945
Có thể nói, đây là một cuộc đại chiến vui nhộn với hàng tấn cà chua chín đỏ được chuẩn bị sẵn sàng. Người tham gia thỏa sức tấn công nhau bằng những trái cà chua chín mọng cho đến khi toàn thân ướt đẫm một màu đỏ
Sau khi lễ hội kết thúc, mọi ngóc ngách trong thị trấn Bunol đều đỏ rực một màu cà chua
Hadaka Matsuri là lễ hội khỏa thân diễn ra tại chùa Saidaiji, Nhật Bản. Lễ hội được tổ chức vào quãng thời gian lạnh nhất ở Nhật Bản
Những người đàn ông sẽ cởi trần, đóng khố và chịu đựng cái rét âm độ C ở xứ sở Phù Tang. Họ đứng chật cứng tại một đại sảnh lớn trong chùa Saidaiji để bắt chiếc gậy may mắn của một thầy tu trong chùa. Những người này còn phải nhúng chân vào bể nước lạnh cóng để tẩy trần và uống rượu sake để làm nóng tinh thần trước khi tham gia
Lễ hội tượng trưng cho sức mạnh, tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu kiên cường của con người và đất nước Nhật Bản