1. Tăng số ca tử vong liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí. Đến năm 20150, số ca tử vong vì ô nhiễm không khí dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, phổi tăng cao.Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về triển vọng môi trường toàn cầu đến năm 2050, hơn 6 triệu người sẽ chết sớm vì ô nhiễm không khí.Ấn Độ là một trong những "điểm nóng" có số lượng người tử vong do mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, khoảng 130 người/1 triệu người.2. Hơn một nửa dân số thế giới sống trong tình trạng thiếu nước. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu MIT, đến năm 2050, khoảng 5 tỷ người sẽ sống trong điều kiện không đủ nước dùng.Vấn đề thiếu nước sinh hoạt chủ yếu diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh việc thiếu nước uống, thế giới còn phải đối mặt với việc thiếu nước sản xuất.3. Một số loại cá mà con người ăn có thể tuyệt chủng. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, nếu cứ duy trì sản lượng đánh bắt cá như hiện nay thì đến năm 2050, một số loại cá sẽ bị tuyệt chủng.Đứng trước tình hình đó, một số nước đã đặt giới hạn sản lượng đánh bắt cá nhằm tránh rơi vào tình trạng tồi tệ trên.4. Bệnh tật sẽ lây lan dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đứng trước vấn đề Trái đất đang ấm dần lên, các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều dịch bệnh có thể bùng phát trong thời gian tới.Những người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ dàng nhiễm bệnh. Những căn bệnh phổ biến mà con người phải đối mặt năm 2050 có thể kể đến là sốt rét, bệnh tả, sốt xuất huyết.Đặc biệt, theo WTO, đến năm 2050, khoảng 4,6 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.5. Bão lũ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và tàn phá khủng khiếp hơn. Do biến đổi khí hậu, Trái đất ấm dần lên sẽ khiến cho những cơn bão có sức ảnh hưởng khủng khiếp hơn.Số lượng các cơn bão sẽ tăng lên rất nhiều, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
1. Tăng số ca tử vong liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí. Đến năm 20150, số ca tử vong vì ô nhiễm không khí dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, phổi tăng cao.
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về triển vọng môi trường toàn cầu đến năm 2050, hơn 6 triệu người sẽ chết sớm vì ô nhiễm không khí.
Ấn Độ là một trong những "điểm nóng" có số lượng người tử vong do mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, khoảng 130 người/1 triệu người.
2. Hơn một nửa dân số thế giới sống trong tình trạng thiếu nước. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu MIT, đến năm 2050, khoảng 5 tỷ người sẽ sống trong điều kiện không đủ nước dùng.
Vấn đề thiếu nước sinh hoạt chủ yếu diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh việc thiếu nước uống, thế giới còn phải đối mặt với việc thiếu nước sản xuất.
3. Một số loại cá mà con người ăn có thể tuyệt chủng. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, nếu cứ duy trì sản lượng đánh bắt cá như hiện nay thì đến năm 2050, một số loại cá sẽ bị tuyệt chủng.
Đứng trước tình hình đó, một số nước đã đặt giới hạn sản lượng đánh bắt cá nhằm tránh rơi vào tình trạng tồi tệ trên.
4. Bệnh tật sẽ lây lan dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đứng trước vấn đề Trái đất đang ấm dần lên, các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều dịch bệnh có thể bùng phát trong thời gian tới.
Những người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ dàng nhiễm bệnh. Những căn bệnh phổ biến mà con người phải đối mặt năm 2050 có thể kể đến là sốt rét, bệnh tả, sốt xuất huyết.
Đặc biệt, theo WTO, đến năm 2050, khoảng 4,6 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.
5. Bão lũ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và tàn phá khủng khiếp hơn. Do biến đổi khí hậu, Trái đất ấm dần lên sẽ khiến cho những cơn bão có sức ảnh hưởng khủng khiếp hơn.
Số lượng các cơn bão sẽ tăng lên rất nhiều, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.