Họp ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là một trong những khu chợ nổi có quy mô lớn nhất ở khu vực Nam Bộ.Chợ bắt đầu họp từ tờ mờ sáng, khi ghe thuyền từ nhiều nơi kéo về làm cả đoạn sông trở nên nhộn nhịp.Hàng hoá ở chợ nổi Cái Bè rất đa dạng và phong phú, nhưng nổi bật nhất là các loại trái cây bởi huyện Cái Bè là nơi có nhiều vườn cây ăn quả nhất tỉnh Tiền Giang.Theo thông lệ đầu mỗi chiếc ghe sẽ cắm một cọc dài, trên treo các sản phẩm được bán trên ghe. Nhờ vậy mà chỉ nhìn từ xa người đi chợ đã biết thứ mình cần mua nằm ở đâu.Bên cạnh những mặt hàng nông sản, chợ Cái Bè cũng là nơi cung cấp các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân trên sông nước.Một trong những nét hấp dẫn nhất của khu chợ là các món ăn đậm chất Nam Bộ được phục phụ ngay trên các ghe thuyền.Thường thức ẩm thực tại các "quán ăn nổi" ở chợ Cái Bè là trải nghiệm khó quên với du khách phương xa.Theo các tư liệu lịch sử, chợ nổi Cái Bè được hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 17. Thời điểm đó, vàm Cái Bè có nhiều ghe mua bán trong vùng lân cận tụ hội về đây trao đổi nông sản nên dần họp thành chợ nổi.Đến cuối thế kỷ 20, nơi đây đã trở thành một những khu chợ đầu mối lớn nhất khu vực Nam Bộ.Vào thời hoàng kim, chợ nổi Cái Bè hoạt động suốt ngày đêm và thường là theo con nước lớn. Chợ họp từ 3 - 5 giờ sáng cho đến tận xế chiều.Với những nét văn hóa đặc sắc, chợ nổi Cái Bè đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.Tiếc rằng, trong những năm gần đây quy mô chợ nổi ngày càng thu hẹp và lượng khách về tham quan cũng ít dần.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái của chợ nổi là hệ thống giao thông đường bộ hiện ngày càng hoàn thiện khiến số ghe thuyền giảm nhanh chóng.Từ con số hàng trăm, nay chỉ còn vài chục ghe thuyền thường xuyên buôn bán ở chợ nổi Cái Bè...Mời quý độc giả xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Youtube).
Họp ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là một trong những khu chợ nổi có quy mô lớn nhất ở khu vực Nam Bộ.
Chợ bắt đầu họp từ tờ mờ sáng, khi ghe thuyền từ nhiều nơi kéo về làm cả đoạn sông trở nên nhộn nhịp.
Hàng hoá ở chợ nổi Cái Bè rất đa dạng và phong phú, nhưng nổi bật nhất là các loại trái cây bởi huyện Cái Bè là nơi có nhiều vườn cây ăn quả nhất tỉnh Tiền Giang.
Theo thông lệ đầu mỗi chiếc ghe sẽ cắm một cọc dài, trên treo các sản phẩm được bán trên ghe. Nhờ vậy mà chỉ nhìn từ xa người đi chợ đã biết thứ mình cần mua nằm ở đâu.
Bên cạnh những mặt hàng nông sản, chợ Cái Bè cũng là nơi cung cấp các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân trên sông nước.
Một trong những nét hấp dẫn nhất của khu chợ là các món ăn đậm chất Nam Bộ được phục phụ ngay trên các ghe thuyền.
Thường thức ẩm thực tại các "quán ăn nổi" ở chợ Cái Bè là trải nghiệm khó quên với du khách phương xa.
Theo các tư liệu lịch sử, chợ nổi Cái Bè được hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 17. Thời điểm đó, vàm Cái Bè có nhiều ghe mua bán trong vùng lân cận tụ hội về đây trao đổi nông sản nên dần họp thành chợ nổi.
Đến cuối thế kỷ 20, nơi đây đã trở thành một những khu chợ đầu mối lớn nhất khu vực Nam Bộ.
Vào thời hoàng kim, chợ nổi Cái Bè hoạt động suốt ngày đêm và thường là theo con nước lớn. Chợ họp từ 3 - 5 giờ sáng cho đến tận xế chiều.
Với những nét văn hóa đặc sắc, chợ nổi Cái Bè đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.
Tiếc rằng, trong những năm gần đây quy mô chợ nổi ngày càng thu hẹp và lượng khách về tham quan cũng ít dần.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái của chợ nổi là hệ thống giao thông đường bộ hiện ngày càng hoàn thiện khiến số ghe thuyền giảm nhanh chóng.
Từ con số hàng trăm, nay chỉ còn vài chục ghe thuyền thường xuyên buôn bán ở chợ nổi Cái Bè...
Mời quý độc giả xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Youtube).