Sao Hỏa có núi lửa lớn nhất: Mặc dù sao Hỏa hiện nay có vẻ khá yên tĩnh nhưng trong quá khứ, điều gì đó đã khiến những ngọn núi lửa khổng lồ hình thành và phun trào. Trong số đó có Olympus Mons, núi lửa lớn nhất từng được phát hiện trong Hệ Mặt trời. Trải dài trên 602 km, núi lửa này bằng với diện tích của bang Arizona (Mỹ). Chiều cao của nó là 25km - cao gấp 3 lần Everest - ngọn núi cao nhất Trái Đất. Các núi lửa trên sao Hỏa có kích thước vĩ đại bởi trọng lực trên Hành tinh Đỏ yếu hơn nhiều so với Trái Đất. Tuy nhiên, những ngọn núi lửa này đã hình thành như thế nào vẫn là một điều bí ẩn.
Sao Hỏa cũng có thung lũng dài nhất: Với chiều dài 4.000 km, thung lũng Valles Marineris trên sao Hỏa dài gấp 10 lần Grand Canyon trên Trái Đất. Valles Marineris đã được phát hiện bởi tàu vũ trụ Mariner 9 năm 1971. Việc thiếu các mảng kiến tạo hoạt động trên sao Hỏa khiến chúng ta khó có thể giải thích được hẻm núi này được hình thành như thế nào. Một số nhà khoa học thậm chí cho rằng có một chuỗi núi lửa ở mặt bên kia của hành tinh này, được gọi là Tharsis Ridge, bằng cách nào đó đã bẻ cong lớp vỏ từ phía đối diện của sao Hỏa và tạo nên thung lũng Valles Marineris.
Sao Kim có gió siêu mạnh: Sao Kim là một hành tinh "địa ngục" với nhiệt độ cao và áp suất cao trên bề mặt. Không chỉ vậy, môi trường ở đây còn vô cùng khắc nghiệt khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng gió trên sao Kim thổi nhanh gấp 50 lần tốc độ quay của hành tinh này.
Thiên hà chong chóng với một hạt nhân kép: Messier 83 là một thiên hà xoắn ốc lớn nằm cách chúng ta 15 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Hydra (Trường Xà). Nó dường như có một hạt nhân kép ở trung tâm, có lẽ là 2 hố đen siêu nặng hoặc là hiệu ứng từ một đĩa các ngôi sao lệch quay quanh một hố đen ở trung tâm. Messier 83 cũng là nơi xuất hiện nhiều vụ nổ siêu tân tinh. Các nhà thiên văn học đã quan sát được trực tiếp 6 trong số những vụ nổ siêu tân tinh ở thiên hà này cùng với những tàn dư còn lại của 300 vụ nổ siêu tân tinh nữa.
Có thể có sự sống ở đâu đó trong Hệ Mặt trời: Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng cho thấy sự sống tồn tại ở đâu đó trong Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, việc chúng ta đã hiểu hơn về các vi sinh vật ái cực sống trong các miệng núi lửa hoặc trong môi trường đóng băng đã mở ra những khả năng về việc chúng có thể sống trên các hành tinh khác. Có thể không có người ngoài hành tinh từng sống trên sao Hỏa nhưng các vi sinh vật tồn tại trong Hệ Mặt trời là có khả năng.
"Nòng nọc" trong không gian: Cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng, có một thiên hà "nòng nọc" đang di chuyển trong không gian. Thiên hà này có cái đuôi dài 500.000 năm ánh sáng, dài hơn 10 lần Dải Ngân hà. Điều gì đã tạo nên hình dạng kỳ lạ của thiên hà này? Theo các nhà nghiên cứu phát hiện năm 2018 thì nguyên nhân là do một vụ va chạm giữa các thiên hà trong vũ trụ.
Hành tinh lang thang: Trôi dạt khắp thiên hà là những hành tinh lang thang bị văng khỏi ngôi sao mẹ do lực hấp dẫn. Trong số này có SIMP J01365663+0933473, một thiên thể có kích thước bằng với một hành tinh nằm cách chúng ta 200 năm ánh sáng với từ trường mạnh hơn từ trường của sao Mộc 200 lần. Từ trường của nó đủ mạnh để tạo ra cực quang trong khí quyển và có thể nhìn qua kính thiên văn vô tuyến.
Có những ngọn núi trên sao Diêm Vương: Sao Diêm Vương là một thế giới nhỏ bé nằm ở rìa Hệ Mặt trời. Một phát hiện thú vị là trên hành tinh này có những ngọn núi băng cao tới 3.300 m, cho thấy sao Diêm Vương chắc chắn từng có hoạt động địa lý cách đây ít nhất 100 triệu năm. Tuy nhiên, hoạt động địa lý cần năng lượng và nguồn năng lượng đó bên trong sao Diêm Vương vẫn là một bí ẩn. Mặt trời ở quá xa sao Diêm Vương nên không thể tạo đủ nhiệt cho hoạt động địa lý này và cũng không có hành tinh lớn nào gần đó để tạo ra các ngọn núi như vậy bằng trọng lực.
Có những ngọn núi trên sao Diêm Vương: Sao Diêm Vương là một thế giới nhỏ bé nằm ở rìa Hệ Mặt trời. Một phát hiện thú vị là trên hành tinh này có những ngọn núi băng cao tới 3.300 m, cho thấy sao Diêm Vương chắc chắn từng có hoạt động địa lý cách đây ít nhất 100 triệu năm. Tuy nhiên, hoạt động địa lý cần năng lượng và nguồn năng lượng đó bên trong sao Diêm Vương vẫn là một bí ẩn. Mặt trời ở quá xa sao Diêm Vương nên không thể tạo đủ nhiệt cho hoạt động địa lý này và cũng không có hành tinh lớn nào gần đó để tạo ra các ngọn núi như vậy bằng trọng lực.
Thiên hà giống con sứa: Nằm ở chòm sao Triangulum Australe (Nam Tam giác), thiên hà ESO 137-001 trông như một con sứa đang bơi giữa biển sao. Theo NASA, các ngôi sao đang hình thành bên trong phần "đuôi" gồm bụi và khí của nó (không thể nhìn bằng mắt thường) và quá trình hình thành này hiện vẫn là bí ẩn bởi khí ở phần đuôi quá nóng cho sự hình thành sao./.
Sao Hỏa có núi lửa lớn nhất: Mặc dù sao Hỏa hiện nay có vẻ khá yên tĩnh nhưng trong quá khứ, điều gì đó đã khiến những ngọn núi lửa khổng lồ hình thành và phun trào. Trong số đó có Olympus Mons, núi lửa lớn nhất từng được phát hiện trong Hệ Mặt trời. Trải dài trên 602 km, núi lửa này bằng với diện tích của bang Arizona (Mỹ). Chiều cao của nó là 25km - cao gấp 3 lần Everest - ngọn núi cao nhất Trái Đất. Các núi lửa trên sao Hỏa có kích thước vĩ đại bởi trọng lực trên Hành tinh Đỏ yếu hơn nhiều so với Trái Đất. Tuy nhiên, những ngọn núi lửa này đã hình thành như thế nào vẫn là một điều bí ẩn.
Sao Hỏa cũng có thung lũng dài nhất: Với chiều dài 4.000 km, thung lũng Valles Marineris trên sao Hỏa dài gấp 10 lần Grand Canyon trên Trái Đất. Valles Marineris đã được phát hiện bởi tàu vũ trụ Mariner 9 năm 1971. Việc thiếu các mảng kiến tạo hoạt động trên sao Hỏa khiến chúng ta khó có thể giải thích được hẻm núi này được hình thành như thế nào. Một số nhà khoa học thậm chí cho rằng có một chuỗi núi lửa ở mặt bên kia của hành tinh này, được gọi là Tharsis Ridge, bằng cách nào đó đã bẻ cong lớp vỏ từ phía đối diện của sao Hỏa và tạo nên thung lũng Valles Marineris.
Sao Kim có gió siêu mạnh: Sao Kim là một hành tinh "địa ngục" với nhiệt độ cao và áp suất cao trên bề mặt. Không chỉ vậy, môi trường ở đây còn vô cùng khắc nghiệt khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng gió trên sao Kim thổi nhanh gấp 50 lần tốc độ quay của hành tinh này.
Thiên hà chong chóng với một hạt nhân kép: Messier 83 là một thiên hà xoắn ốc lớn nằm cách chúng ta 15 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Hydra (Trường Xà). Nó dường như có một hạt nhân kép ở trung tâm, có lẽ là 2 hố đen siêu nặng hoặc là hiệu ứng từ một đĩa các ngôi sao lệch quay quanh một hố đen ở trung tâm. Messier 83 cũng là nơi xuất hiện nhiều vụ nổ siêu tân tinh. Các nhà thiên văn học đã quan sát được trực tiếp 6 trong số những vụ nổ siêu tân tinh ở thiên hà này cùng với những tàn dư còn lại của 300 vụ nổ siêu tân tinh nữa.
Có thể có sự sống ở đâu đó trong Hệ Mặt trời: Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng cho thấy sự sống tồn tại ở đâu đó trong Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, việc chúng ta đã hiểu hơn về các vi sinh vật ái cực sống trong các miệng núi lửa hoặc trong môi trường đóng băng đã mở ra những khả năng về việc chúng có thể sống trên các hành tinh khác. Có thể không có người ngoài hành tinh từng sống trên sao Hỏa nhưng các vi sinh vật tồn tại trong Hệ Mặt trời là có khả năng.
"Nòng nọc" trong không gian: Cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng, có một thiên hà "nòng nọc" đang di chuyển trong không gian. Thiên hà này có cái đuôi dài 500.000 năm ánh sáng, dài hơn 10 lần Dải Ngân hà. Điều gì đã tạo nên hình dạng kỳ lạ của thiên hà này? Theo các nhà nghiên cứu phát hiện năm 2018 thì nguyên nhân là do một vụ va chạm giữa các thiên hà trong vũ trụ.
Hành tinh lang thang: Trôi dạt khắp thiên hà là những hành tinh lang thang bị văng khỏi ngôi sao mẹ do lực hấp dẫn. Trong số này có SIMP J01365663+0933473, một thiên thể có kích thước bằng với một hành tinh nằm cách chúng ta 200 năm ánh sáng với từ trường mạnh hơn từ trường của sao Mộc 200 lần. Từ trường của nó đủ mạnh để tạo ra cực quang trong khí quyển và có thể nhìn qua kính thiên văn vô tuyến.
Có những ngọn núi trên sao Diêm Vương: Sao Diêm Vương là một thế giới nhỏ bé nằm ở rìa Hệ Mặt trời. Một phát hiện thú vị là trên hành tinh này có những ngọn núi băng cao tới 3.300 m, cho thấy sao Diêm Vương chắc chắn từng có hoạt động địa lý cách đây ít nhất 100 triệu năm. Tuy nhiên, hoạt động địa lý cần năng lượng và nguồn năng lượng đó bên trong sao Diêm Vương vẫn là một bí ẩn. Mặt trời ở quá xa sao Diêm Vương nên không thể tạo đủ nhiệt cho hoạt động địa lý này và cũng không có hành tinh lớn nào gần đó để tạo ra các ngọn núi như vậy bằng trọng lực.
Có những ngọn núi trên sao Diêm Vương: Sao Diêm Vương là một thế giới nhỏ bé nằm ở rìa Hệ Mặt trời. Một phát hiện thú vị là trên hành tinh này có những ngọn núi băng cao tới 3.300 m, cho thấy sao Diêm Vương chắc chắn từng có hoạt động địa lý cách đây ít nhất 100 triệu năm. Tuy nhiên, hoạt động địa lý cần năng lượng và nguồn năng lượng đó bên trong sao Diêm Vương vẫn là một bí ẩn. Mặt trời ở quá xa sao Diêm Vương nên không thể tạo đủ nhiệt cho hoạt động địa lý này và cũng không có hành tinh lớn nào gần đó để tạo ra các ngọn núi như vậy bằng trọng lực.
Thiên hà giống con sứa: Nằm ở chòm sao Triangulum Australe (Nam Tam giác), thiên hà ESO 137-001 trông như một con sứa đang bơi giữa biển sao. Theo NASA, các ngôi sao đang hình thành bên trong phần "đuôi" gồm bụi và khí của nó (không thể nhìn bằng mắt thường) và quá trình hình thành này hiện vẫn là bí ẩn bởi khí ở phần đuôi quá nóng cho sự hình thành sao./.