Bệnh viện Bạch Mai (78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội) là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. Trong khuôn viên bệnh viện có một đài tưởng niệm các thầy thuốc Việt Nam đã hi sinh trong một sự kiện thảm khốc thời kháng chiến chống Mỹ.Sự kiện xảy ra ngày 22/12/1972, khi những “pháo đài bay” B-52 của Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện Bạch Mai, khiến bệnh viện bị phá hủy nặng nề. Nhiều khu nhà làm việc và phòng bệnh bị sập đã lấp kín một số hầm trong đó có nhiều bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý...Theo thống kê, đã có 30 bác sĩ, y tá hy sinh, 22 người khác bị thương. Rất nhiều y bác sĩ hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, còn chưa kịp lập gia đình.Có thể nói, đài tưởng niệm ở Bệnh viện Bạch Mai vừa là công trình tôn vinh những y, bác sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ đất nước, vừa là một chứng tích về sự tàn bạo đỉnh điểm trong lịch sử chiến tranh bằng không quân trên thế giới...Trong khuôn viên Trại phong Quy Hòa - một cơ sở điều trị bệnh phong có lịch sử lâu đời của thành phố biển Quy Nhơn – có một khu công viên rất đặc biệt, mang tên là Công viên Nhân Ái. Điểm nhấn của nơi đây là khu vườn tượng danh nhân y học duy nhất của Việt Nam.Khu vườn tượng là nơi quy tụ trên 50 pho tượng của các nhà khoa học có đóng góp to lớn cho ngành y tế, trong đó có nhiều nhà y học nổi tiếng Việt Nam như bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Hải Thượng Lãng Ông...Ngoài tượng các danh nhân y học, khu vườn tượng còn có những bức tượng ghi nhớ công lao các thầy thuốc cùng những người có đóng góp trong việc xây dựng Trại phong Quy Hòa và nghiên cứu cách chữa bệnh phong.Đây là sự tri ân tới các nhà khoa học, các thầy thuốc mà cuộc đời của họ là những tấm gương lớn về nhân cách, về y đức, về lòng kiên nhẫn và sự lao động không mệt mỏi nhằm cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người.Nằm bên quốc lộ 1A ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được khởi công xây dựng vào năm 2006, là sự tri ân dành cho chị Đặng Thùy Trâm (1942 - 1970), một người thầy thuốc nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Công trình được thiết kế với dáng dấp nhà rông Tây Nguyên, vừa có hình dáng như một bàn tay, ẩn dụ ý nghĩa “bàn tay người thầy thuốc che chở bệnh nhân của mình trong lửa đạn”. Khuôn viên bệnh xá có những hàng cau và một hồ sen, tạo nên một không gian gần gũi với làng quê Việt.Nổi bật trong khuôn viên chính là tượng đài Anh hùng - Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm với tay cầm nón che đầu, chân sải bước, như đang vượt rừng trong những lần làm nhiệm vụ.Từ khi ra đời, bệnh xá Đặng Thùy Trâm đã trở thành một mô hình đặc biệt trong hệ thống khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc. Đây cũng là một điểm ghé thăm nhiều ý nghĩa vào ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bệnh viện Bạch Mai (78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội) là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. Trong khuôn viên bệnh viện có một đài tưởng niệm các thầy thuốc Việt Nam đã hi sinh trong một sự kiện thảm khốc thời kháng chiến chống Mỹ.
Sự kiện xảy ra ngày 22/12/1972, khi những “pháo đài bay” B-52 của Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện Bạch Mai, khiến bệnh viện bị phá hủy nặng nề. Nhiều khu nhà làm việc và phòng bệnh bị sập đã lấp kín một số hầm trong đó có nhiều bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý...
Theo thống kê, đã có 30 bác sĩ, y tá hy sinh, 22 người khác bị thương. Rất nhiều y bác sĩ hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, còn chưa kịp lập gia đình.
Có thể nói, đài tưởng niệm ở Bệnh viện Bạch Mai vừa là công trình tôn vinh những y, bác sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ đất nước, vừa là một chứng tích về sự tàn bạo đỉnh điểm trong lịch sử chiến tranh bằng không quân trên thế giới...
Trong khuôn viên Trại phong Quy Hòa - một cơ sở điều trị bệnh phong có lịch sử lâu đời của thành phố biển Quy Nhơn – có một khu công viên rất đặc biệt, mang tên là Công viên Nhân Ái. Điểm nhấn của nơi đây là khu vườn tượng danh nhân y học duy nhất của Việt Nam.
Khu vườn tượng là nơi quy tụ trên 50 pho tượng của các nhà khoa học có đóng góp to lớn cho ngành y tế, trong đó có nhiều nhà y học nổi tiếng Việt Nam như bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Hải Thượng Lãng Ông...
Ngoài tượng các danh nhân y học, khu vườn tượng còn có những bức tượng ghi nhớ công lao các thầy thuốc cùng những người có đóng góp trong việc xây dựng Trại phong Quy Hòa và nghiên cứu cách chữa bệnh phong.
Đây là sự tri ân tới các nhà khoa học, các thầy thuốc mà cuộc đời của họ là những tấm gương lớn về nhân cách, về y đức, về lòng kiên nhẫn và sự lao động không mệt mỏi nhằm cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người.
Nằm bên quốc lộ 1A ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được khởi công xây dựng vào năm 2006, là sự tri ân dành cho chị Đặng Thùy Trâm (1942 - 1970), một người thầy thuốc nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Công trình được thiết kế với dáng dấp nhà rông Tây Nguyên, vừa có hình dáng như một bàn tay, ẩn dụ ý nghĩa “bàn tay người thầy thuốc che chở bệnh nhân của mình trong lửa đạn”. Khuôn viên bệnh xá có những hàng cau và một hồ sen, tạo nên một không gian gần gũi với làng quê Việt.
Nổi bật trong khuôn viên chính là tượng đài Anh hùng - Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm với tay cầm nón che đầu, chân sải bước, như đang vượt rừng trong những lần làm nhiệm vụ.
Từ khi ra đời, bệnh xá Đặng Thùy Trâm đã trở thành một mô hình đặc biệt trong hệ thống khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc. Đây cũng là một điểm ghé thăm nhiều ý nghĩa vào ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.