Khu công nghiệp Neftyanye Kamni một thời Xô Viết được xây dựng trên biển Caspi, ngoài khơi Baku (Azerbaijan) năm 1949 và thường được gọi là "Đá dầu (Neft Daslari hay Oil Rocks). Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận đây là khu công nghiệp dầu lửa đầu tiên trên biển và nó từng xuất hiện trong phần phim James Bond mang tên "Thế giới không đủ" năm 1999.Trại Krampnitz ở ngoại ô Postdam (Đức) từng là căn cứ huấn luyện của Phát xít Đức cho đến cuối Thế chiến thứ Hai thì được Nga tiếp quản và trở thành căn cứ của quân đội Xô Viết cho đến khi bị bỏ hoang năm 1992.Thành phố Aralsk ở Kazakhstan, gần khu thử vũ khí sinh học của LB Xô Viết cũ. Nó từng là một cảng cá sầm uất bên bờ biển Aral. Từ năm 1960, do thay đổi dòng chảy phục vụ tưới tiêu nên mực nước biển Aral giảm 13m và diện tích mặt nước giảm từ 6,6 xuống 2,2 triệu ha. Sau khi LB Xô Viết tan rã, nơi này trở thành hoang mạc.Trung tâm thiên văn quốc tế Ventspils (VIRAC) được thành lập năm 1971 ở Irbene, một khu gia binh của Xô Viết ở Latvia. Khu này bị bỏ hoang sau khi quân đội Xô Viết rút khỏi đây năm 1993. Thời Xô Viết, trung tâm này đóng vai trò quan trọng vì có 3 radar tiếp nhận tín hiệu từ các vệ tinh, tàu ngầm và căn cứ quân sự.Căn cứ tàu ngầm ở Balaklava, Crimea, được quân đội Xô Viết xây dựng từ năm 1961 và bị bỏ hoang từ năm 1993. Ngày nay nó đã trở thành một bảo tàng.Pripyat, một thành phố Ukraine gần biên giới với Belarus được thành lập từ năm 1970 để phục vụ Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Thành phố gần 50.000 dân này bị bỏ hoang hoàn toàn sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Công viên giải trí Pripyat, vốn được khai trương chỉ vài ngày trước thảm họa, nay trở thành một địa điểm du lịch độc lạ.Được Thụy Điển xây dựng từ năm 1910 và bán cho LB Xô Viết năm 1927, Pyramiden là một khu định cư ở mũi Svalbard của Na Uy. Đây từng là nơi ở của hơn 1.000 thợ mỏ Xô Viết trước khi bị đóng cửa năm 1998 và bị bỏ hoang từ đó.Hệ thống radar Duga của LB Xô Viết là một phần của mạng lưới cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Hệ thống này được triển khai gần Chernobyl và Chernihiv ở Ukraine nhưng cũng ngừng hoạt động sau thảm họa năm 1986.Doanh trại Wunsdorf ở Đông Đức cũ từng là một trụ sở của Phát xít Đức. Từ năm 1945-1954, nó trở thành trung tâm chỉ huy của lực lượng Xô Viết ở Đức.Hố khoan siêu sâu Kola ở Nga là lỗ khoan sâu nhất thế giới, được khởi công từ năm 1970 với mục đích khoan sâu hết mức có thể vào lớp vỏ Trái Đất. Khu vực này bị bỏ hoang năm 2008 sau khi dự án bị đình chỉ năm 2006 vì thiếu vốn. Đã có những truyền thuyết thêu dệt rằng đây là "giếng khoan vào địa ngục" bởi người ta có thể nghe thấy tiếng kêu ai oán từ phía dưới.
Khu công nghiệp Neftyanye Kamni một thời Xô Viết được xây dựng trên biển Caspi, ngoài khơi Baku (Azerbaijan) năm 1949 và thường được gọi là "Đá dầu (Neft Daslari hay Oil Rocks). Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận đây là khu công nghiệp dầu lửa đầu tiên trên biển và nó từng xuất hiện trong phần phim James Bond mang tên "Thế giới không đủ" năm 1999.
Trại Krampnitz ở ngoại ô Postdam (Đức) từng là căn cứ huấn luyện của Phát xít Đức cho đến cuối Thế chiến thứ Hai thì được Nga tiếp quản và trở thành căn cứ của quân đội Xô Viết cho đến khi bị bỏ hoang năm 1992.
Thành phố Aralsk ở Kazakhstan, gần khu thử vũ khí sinh học của LB Xô Viết cũ. Nó từng là một cảng cá sầm uất bên bờ biển Aral. Từ năm 1960, do thay đổi dòng chảy phục vụ tưới tiêu nên mực nước biển Aral giảm 13m và diện tích mặt nước giảm từ 6,6 xuống 2,2 triệu ha. Sau khi LB Xô Viết tan rã, nơi này trở thành hoang mạc.
Trung tâm thiên văn quốc tế Ventspils (VIRAC) được thành lập năm 1971 ở Irbene, một khu gia binh của Xô Viết ở Latvia. Khu này bị bỏ hoang sau khi quân đội Xô Viết rút khỏi đây năm 1993. Thời Xô Viết, trung tâm này đóng vai trò quan trọng vì có 3 radar tiếp nhận tín hiệu từ các vệ tinh, tàu ngầm và căn cứ quân sự.
Căn cứ tàu ngầm ở Balaklava, Crimea, được quân đội Xô Viết xây dựng từ năm 1961 và bị bỏ hoang từ năm 1993. Ngày nay nó đã trở thành một bảo tàng.
Pripyat, một thành phố Ukraine gần biên giới với Belarus được thành lập từ năm 1970 để phục vụ Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Thành phố gần 50.000 dân này bị bỏ hoang hoàn toàn sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Công viên giải trí Pripyat, vốn được khai trương chỉ vài ngày trước thảm họa, nay trở thành một địa điểm du lịch độc lạ.
Được Thụy Điển xây dựng từ năm 1910 và bán cho LB Xô Viết năm 1927, Pyramiden là một khu định cư ở mũi Svalbard của Na Uy. Đây từng là nơi ở của hơn 1.000 thợ mỏ Xô Viết trước khi bị đóng cửa năm 1998 và bị bỏ hoang từ đó.
Hệ thống radar Duga của LB Xô Viết là một phần của mạng lưới cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Hệ thống này được triển khai gần Chernobyl và Chernihiv ở Ukraine nhưng cũng ngừng hoạt động sau thảm họa năm 1986.
Doanh trại Wunsdorf ở Đông Đức cũ từng là một trụ sở của Phát xít Đức. Từ năm 1945-1954, nó trở thành trung tâm chỉ huy của lực lượng Xô Viết ở Đức.
Hố khoan siêu sâu Kola ở Nga là lỗ khoan sâu nhất thế giới, được khởi công từ năm 1970 với mục đích khoan sâu hết mức có thể vào lớp vỏ Trái Đất. Khu vực này bị bỏ hoang năm 2008 sau khi dự án bị đình chỉ năm 2006 vì thiếu vốn. Đã có những truyền thuyết thêu dệt rằng đây là "giếng khoan vào địa ngục" bởi người ta có thể nghe thấy tiếng kêu ai oán từ phía dưới.