Vào tháng 11/2003, "Cách mạng Hoa Hồng" xảy ra tại Gruzia. Đây là một trong những cuộc bạo loạn gây rúng động dư luận thế giới. Khi ấy, Gruzia tiến hành bầu cử quốc hội và kết quả kiểm phiếu ban đầu cho thấy đảng của ông Eduard Shevardnadze và những người ủng hộ giành chiến thắng.Thế nhưng, đảng đối lập và chính phủ một số nước phương Tây cho rằng có sự gian lận trong kết quả bầu cử. Vì vậy, họ đòi Tổng thống Shevardnadze từ chức và tổ chức bầu cử lại.Theo đó, hơn 100.000 người đã xuống đường phố Tbilisi biểu tình rầm rộ để phản đối kết quả cuộc bầu cử quốc hội. Họ cũng tiến vào quốc hội khiến ông Shevardnadze phải bỏ chạy rồi từ chức Tổng thống.Về sau, Mikhail Saakashvili, người có quan hệ thân thiết với phương Tây, lên nắm quyền ở Gruzia thay ông Shevardnadze và kết thúc "Cách mạng Hoa Hồng".Vào ngày 21/11/2004, "cách mạng Cam" xảy ra tại Ukraine. Khi ấy, cuộc bầu cử tổng thống bị cáo buộc gian lận. Hàng trăm nghìn người ủng hộ ông Vikto Yushchenko đã dùng màu cam - biểu tượng tranh cử của ông - xuống đường phản đối kết quả bầu cử.Những người biểu tình yêu cầu Tòa án Tối cao Ukraine hủy bỏ kết quả bầu cử và tiến hành cuộc bầu cử mới.Kết quả cuộc bầu cử lần hai, ông Viktor Yushchenko được tuyên bố thắng cử trước ông Viktor Yanukovych - ứng viên được tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử lần đầu. Vì vậy, "cách mạng Cam" cũng kết thúc.Tháng 11/2018, phong trào "Áo vàng" xảy ra ở Pháp gây rúng động dư luận thế giới. Phong trào này xuất phát từ một cuộc đấu tranh để phản đối tăng giá nhiên liệu, giá xăng dầu.Những người “Áo vàng” tham gia cuộc đấu tranh này ban đầu gồm những người lái taxi, vận chuyển, vận tải. Về sau, những cuộc biểu tình lan rộng khắp nước Pháp với đối tượng tham gia mở rộng sang các nhóm đối tượng là các học sinh, sinh viên, viên chức, công chức và thậm chí cả giai cấp công nhân.Từ cuộc biểu tình ôn hòa, phong trào của những người “Áo vàng” dần chuyển sang bạo động, đập phá, gây mất trận tự cả về an ninh đường phố cũng như đời sống chính trị của đất nước. Chỉ riêng ngày 17/11/2018, gần 300.000 người trên khắp nước Pháp xuống đường biểu tình.Người biểu tình "Áo vàng" có các cuộc đụng độ với cảnh sát như ở Porte de Champerret, gần Khải Hoàn Môn. Theo đó, cảnh sát tiến hành can thiệp để ngăn chặn vài trăm người biểu tình chiếm đường vành đai Paris.Để giải quyết vấn đề này, ngày 5/12/2018, chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron quyết định huỷ bỏ kế hoạch tăng thuế nhiên liệu. Tổng thống cũng công bố gói biện pháp trị giá 10 tỷ EUR (11,4 tỷ USD) bao gồm tăng lương tối thiểu, trả lương ngoài giờ miễn thuế và miễn thuế cho người nghỉ hưu có thu nhập thấp. Nhờ vậy, các cuộc biểu tình dần kết thúc.Nước Mỹ hiện "rung chuyển" bởi các cuộc biểu tình xuất phát từ cái chết của người da màu George Floyd dưới tay cảnh sát vào ngày 25/5. Ngay ngày hôm sau, các cuộc biểu tình diễn ra ở thành phố Minneapolis.Kể từ đó cho đến nay, các cuộc biểu tình từ Minneapolis lan sang các thành phố khác ở Mỹ. Trong một số cuộc biểu tình, cảnh sát sử dụng hơi cay và bắn đạn cao su vào đám đông. Một số cơ sở kinh doanh, xe cảnh sát... bị phá hoại.Tại thủ đô Washington, người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng. Họ la hét, xô đổ hàng rào an ninh khiến mật vụ Mỹ sử dụng hơi cay và phong tỏa tòa nhà trong một khoảng thời gian. Tổng thống Donald Trump (trong ảnh) được được hộ tống xuống hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng ngày 29/5 một thời gian ngắn để đảm bảo an toàn. Các cuộc biểu tình ở Mỹ hiện chưa có dấu hiệu chấm dứt. Mời độc giả xem video: Biểu tình bạo lực tại Chile. Nguồn: Vietnam+.
Vào tháng 11/2003, "Cách mạng Hoa Hồng" xảy ra tại Gruzia. Đây là một trong những cuộc bạo loạn gây rúng động dư luận thế giới. Khi ấy, Gruzia tiến hành bầu cử quốc hội và kết quả kiểm phiếu ban đầu cho thấy đảng của ông Eduard Shevardnadze và những người ủng hộ giành chiến thắng.
Thế nhưng, đảng đối lập và chính phủ một số nước phương Tây cho rằng có sự gian lận trong kết quả bầu cử. Vì vậy, họ đòi Tổng thống Shevardnadze từ chức và tổ chức bầu cử lại.
Theo đó, hơn 100.000 người đã xuống đường phố Tbilisi biểu tình rầm rộ để phản đối kết quả cuộc bầu cử quốc hội. Họ cũng tiến vào quốc hội khiến ông Shevardnadze phải bỏ chạy rồi từ chức Tổng thống.
Về sau, Mikhail Saakashvili, người có quan hệ thân thiết với phương Tây, lên nắm quyền ở Gruzia thay ông Shevardnadze và kết thúc "Cách mạng Hoa Hồng".
Vào ngày 21/11/2004, "cách mạng Cam" xảy ra tại Ukraine. Khi ấy, cuộc bầu cử tổng thống bị cáo buộc gian lận. Hàng trăm nghìn người ủng hộ ông Vikto Yushchenko đã dùng màu cam - biểu tượng tranh cử của ông - xuống đường phản đối kết quả bầu cử.
Những người biểu tình yêu cầu Tòa án Tối cao Ukraine hủy bỏ kết quả bầu cử và tiến hành cuộc bầu cử mới.
Kết quả cuộc bầu cử lần hai, ông Viktor Yushchenko được tuyên bố thắng cử trước ông Viktor Yanukovych - ứng viên được tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử lần đầu. Vì vậy, "cách mạng Cam" cũng kết thúc.
Tháng 11/2018, phong trào "Áo vàng" xảy ra ở Pháp gây rúng động dư luận thế giới. Phong trào này xuất phát từ một cuộc đấu tranh để phản đối tăng giá nhiên liệu, giá xăng dầu.
Những người “Áo vàng” tham gia cuộc đấu tranh này ban đầu gồm những người lái taxi, vận chuyển, vận tải. Về sau, những cuộc biểu tình lan rộng khắp nước Pháp với đối tượng tham gia mở rộng sang các nhóm đối tượng là các học sinh, sinh viên, viên chức, công chức và thậm chí cả giai cấp công nhân.
Từ cuộc biểu tình ôn hòa, phong trào của những người “Áo vàng” dần chuyển sang bạo động, đập phá, gây mất trận tự cả về an ninh đường phố cũng như đời sống chính trị của đất nước. Chỉ riêng ngày 17/11/2018, gần 300.000 người trên khắp nước Pháp xuống đường biểu tình.
Người biểu tình "Áo vàng" có các cuộc đụng độ với cảnh sát như ở Porte de Champerret, gần Khải Hoàn Môn. Theo đó, cảnh sát tiến hành can thiệp để ngăn chặn vài trăm người biểu tình chiếm đường vành đai Paris.
Để giải quyết vấn đề này, ngày 5/12/2018, chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron quyết định huỷ bỏ kế hoạch tăng thuế nhiên liệu. Tổng thống cũng công bố gói biện pháp trị giá 10 tỷ EUR (11,4 tỷ USD) bao gồm tăng lương tối thiểu, trả lương ngoài giờ miễn thuế và miễn thuế cho người nghỉ hưu có thu nhập thấp. Nhờ vậy, các cuộc biểu tình dần kết thúc.
Nước Mỹ hiện "rung chuyển" bởi các cuộc biểu tình xuất phát từ cái chết của người da màu George Floyd dưới tay cảnh sát vào ngày 25/5. Ngay ngày hôm sau, các cuộc biểu tình diễn ra ở thành phố Minneapolis.
Kể từ đó cho đến nay, các cuộc biểu tình từ Minneapolis lan sang các thành phố khác ở Mỹ. Trong một số cuộc biểu tình, cảnh sát sử dụng hơi cay và bắn đạn cao su vào đám đông. Một số cơ sở kinh doanh, xe cảnh sát... bị phá hoại.
Tại thủ đô Washington, người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng. Họ la hét, xô đổ hàng rào an ninh khiến mật vụ Mỹ sử dụng hơi cay và phong tỏa tòa nhà trong một khoảng thời gian. Tổng thống Donald Trump (trong ảnh) được được hộ tống xuống hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng ngày 29/5 một thời gian ngắn để đảm bảo an toàn. Các cuộc biểu tình ở Mỹ hiện chưa có dấu hiệu chấm dứt.