Mức độ ô nhiễm môi trường đang tiếp tục trở nên tồi tệ khi mới đây, một nghiên cứu cho thấy những cơn mưa "vi nhựa" (microplastic) đổ xuống dãy núi Rocky ở miền Tây của Bắc Mỹ và làm lan rộng bụi phóng xạ sinh thái.Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, mẫu nước mưa thu thập được tại núi Rocky đã chỉ ra vô số loại hạt nhựa, bao gồm các hạt và mảnh có kích cỡ khác nhau, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những vật thể tí hon này có thể xuất hiện cả trong tuyết. Ảnh: Imgur.Vi nhựa có thể lan ra hàng trăm km qua không khí. Chúng đến từ vô số nguồn, bao gồm chất thải nhựa và các sợi vải quần áo. Cần nhiều nghiên cứu hơn để phân biệt chính xác tác động của mưa nhựa đối với môi trường. "Môi trường hiện có quá nhiều nhựa, hơn cả những gì chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Trong mưa, tuyết... hay bất cứ nơi đâu trên Trái Đất này đều có sự hiện diện của nhựa", Greg Wetherbee, nhà nghiên cứu khảo sát địa chất Mỹ nói với The Guardian. Ảnh: Project Aware.Wetherbee, người thu thập các mẫu trong khi nghiên cứu ô nhiễm nitrogen, đã tình cờ phát hiện và tìm hiểu kỹ về hiện tượng này trong một nghiên cứu về "mưa nhựa". Theo các phát hiện, polystyrene, loại nhựa thường sử dụng trong bao bì nhưng không tái chế rộng rãi, được tìm thấy phổ biến nhất; tiếp theo là số lượng polyetylen, loại được sử dụng để sản xuất chai và túi nhựa. Ảnh: Pacific Standard.Các mảnh polymer có kích thước nhỏ hơn 5 mm được tìm thấy tại một khu vực hẻo lánh ở biên giới giữa Pháp và Tây Ban Nha, nơi trước đây là được đánh giá là vùng đất khá nguyên sơ. Ảnh: Keele University.Vi nhựa là các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 mm (0,2 inch) được sinh ra bởi sự xử lý rác thải nhựa không đúng cách. Mỗi năm, hàng tấn chất thải không được tái chế và xử lý bị đổ ra biển, gây mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Ảnh: Vikerraadio.Nhựa không thể phân hủy trong hàng nghìn năm. Theo ước tính, đã có hàng triệu chất thải nhựa trong các đại dương. Con số này sẽ còn tăng lên. Các nghiên cứu cũng tiết lộ 700.000 sợi nhựa có thể được thải vào khí quyển với mỗi chu kỳ máy giặt. Ảnh: Vox.
Mức độ ô nhiễm môi trường đang tiếp tục trở nên tồi tệ khi mới đây, một nghiên cứu cho thấy những cơn mưa "vi nhựa" (microplastic) đổ xuống dãy núi Rocky ở miền Tây của Bắc Mỹ và làm lan rộng bụi phóng xạ sinh thái.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, mẫu nước mưa thu thập được tại núi Rocky đã chỉ ra vô số loại hạt nhựa, bao gồm các hạt và mảnh có kích cỡ khác nhau, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những vật thể tí hon này có thể xuất hiện cả trong tuyết. Ảnh: Imgur.
Vi nhựa có thể lan ra hàng trăm km qua không khí. Chúng đến từ vô số nguồn, bao gồm chất thải nhựa và các sợi vải quần áo. Cần nhiều nghiên cứu hơn để phân biệt chính xác tác động của mưa nhựa đối với môi trường. "Môi trường hiện có quá nhiều nhựa, hơn cả những gì chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Trong mưa, tuyết... hay bất cứ nơi đâu trên Trái Đất này đều có sự hiện diện của nhựa", Greg Wetherbee, nhà nghiên cứu khảo sát địa chất Mỹ nói với The Guardian. Ảnh: Project Aware.
Wetherbee, người thu thập các mẫu trong khi nghiên cứu ô nhiễm nitrogen, đã tình cờ phát hiện và tìm hiểu kỹ về hiện tượng này trong một nghiên cứu về "mưa nhựa". Theo các phát hiện, polystyrene, loại nhựa thường sử dụng trong bao bì nhưng không tái chế rộng rãi, được tìm thấy phổ biến nhất; tiếp theo là số lượng polyetylen, loại được sử dụng để sản xuất chai và túi nhựa. Ảnh: Pacific Standard.
Các mảnh polymer có kích thước nhỏ hơn 5 mm được tìm thấy tại một khu vực hẻo lánh ở biên giới giữa Pháp và Tây Ban Nha, nơi trước đây là được đánh giá là vùng đất khá nguyên sơ. Ảnh: Keele University.
Vi nhựa là các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 mm (0,2 inch) được sinh ra bởi sự xử lý rác thải nhựa không đúng cách. Mỗi năm, hàng tấn chất thải không được tái chế và xử lý bị đổ ra biển, gây mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Ảnh: Vikerraadio.
Nhựa không thể phân hủy trong hàng nghìn năm. Theo ước tính, đã có hàng triệu chất thải nhựa trong các đại dương. Con số này sẽ còn tăng lên. Các nghiên cứu cũng tiết lộ 700.000 sợi nhựa có thể được thải vào khí quyển với mỗi chu kỳ máy giặt. Ảnh: Vox.