Vào tháng 7/2001, người dân ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ bất ngờ khi nhìn thấy " cơn mưa máu" lạ lùng trút xuống từ bầu trời.Nước mưa có màu đỏ giống như máu khiến nhiều người giật mình, hoang mang, thậm chí sợ hãi. Các nhà khoa học đã lấy mẫu nước mưa trên để kiểm tra và xác định đó không phải máu người hay động vật.Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, "mưa máu" tại Kerala xảy ra có thể là do các bào tử tảo đỏ có tên Trentepohlia Annulata bị gió cuốn đi, trộn lẫn với các giọt nước mưa, gây ra mưa máu.Đến tháng 11/2015, người dân ở nhiều ngôi làng tại Tây Bắc Tây Ban Nha vô cùng sửng sốt khi chứng kiến hiện tượng "mưa máu" kỳ bí.Nước mưa có màu đỏ như máu xuất hiện ở một số ao hồ, sông, suối khiến nhiều người đồn đoán đó có thể là điềm báo tận thế. Thậm chí, một giả thuyết cho rằng, "cơn mưa máu" đó có thể có liên quan đến người ngoài hành tinh.Một số nhà khoa học ở Tây Ban Nha đã tiến hành thu thập các mẫu nước và kiểm tra thành phần. Theo đó, họ phát hiện "mưa máu" chứa đầy tảo nước ngọt cực nhỏ, có tên gọi Haematococcus pluvialis.Loại tảo trên sẽ sản sinh ra chất nhuộm màu đỏ khi chúng bị căng thẳng. Các vi khuẩn trong họ Chromatiaceae được cho là có thể đã khiến nước có màu đỏ như máu mà nhiều người nhìn thấy trong cơn mưa đặc biệt như trên.Tương tự, những "cơn mưa máu" bí ẩn từng trút xuống khu vực xung quanh sa mạc Sahara.Dù các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng "mưa máu" nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải chính xác.Do vậy, họ tiếp tục thực hiện các nghiên cứu nhằm sớm tìm ra nguồn gốc chính xác của "cơn mưa máu" đánh đố nhân loại suốt nhiều năm qua.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Cây me cổ thụ bật gốc đè bẹp xe ô tô trong cơn mưa lớn. Nguồn: THDT.
Vào tháng 7/2001, người dân ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ bất ngờ khi nhìn thấy " cơn mưa máu" lạ lùng trút xuống từ bầu trời.
Nước mưa có màu đỏ giống như máu khiến nhiều người giật mình, hoang mang, thậm chí sợ hãi. Các nhà khoa học đã lấy mẫu nước mưa trên để kiểm tra và xác định đó không phải máu người hay động vật.
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, "mưa máu" tại Kerala xảy ra có thể là do các bào tử tảo đỏ có tên Trentepohlia Annulata bị gió cuốn đi, trộn lẫn với các giọt nước mưa, gây ra mưa máu.
Đến tháng 11/2015, người dân ở nhiều ngôi làng tại Tây Bắc Tây Ban Nha vô cùng sửng sốt khi chứng kiến hiện tượng "mưa máu" kỳ bí.
Nước mưa có màu đỏ như máu xuất hiện ở một số ao hồ, sông, suối khiến nhiều người đồn đoán đó có thể là điềm báo tận thế. Thậm chí, một giả thuyết cho rằng, "cơn mưa máu" đó có thể có liên quan đến người ngoài hành tinh.
Một số nhà khoa học ở Tây Ban Nha đã tiến hành thu thập các mẫu nước và kiểm tra thành phần. Theo đó, họ phát hiện "mưa máu" chứa đầy tảo nước ngọt cực nhỏ, có tên gọi Haematococcus pluvialis.
Loại tảo trên sẽ sản sinh ra chất nhuộm màu đỏ khi chúng bị căng thẳng. Các vi khuẩn trong họ Chromatiaceae được cho là có thể đã khiến nước có màu đỏ như máu mà nhiều người nhìn thấy trong cơn mưa đặc biệt như trên.
Tương tự, những "cơn mưa máu" bí ẩn từng trút xuống khu vực xung quanh sa mạc Sahara.
Dù các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng "mưa máu" nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải chính xác.
Do vậy, họ tiếp tục thực hiện các nghiên cứu nhằm sớm tìm ra nguồn gốc chính xác của "cơn mưa máu" đánh đố nhân loại suốt nhiều năm qua.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Cây me cổ thụ bật gốc đè bẹp xe ô tô trong cơn mưa lớn. Nguồn: THDT.