Vào năm 1868, một đoàn các nhà thám hiểm châu Âu khi đi du lịch Châu Phi đã vô tình phát hiện ra một bãi đá hoang tàn rộng mênh mông ở Zimbabwe. Di tích này được gọi là “ Đại Zimbabwe” và nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới thời gian sau đó. Ảnh: TheCollector.Nơi đây có nhiều cấu trúc bằng đá khổng lồ có niên đại thế kỷ 12, tuy phần lớn đã bị hư hỏng nhưng vẫn giữ được vẻ hùng vĩ tráng lệ của một quần thể kiến trúc được xây dựng bởi một vương quốc hùng mạnh. Ảnh: Tracks4Africa Blog.Tâm điểm của di tích Đại Zimbabwe là một tòa thành lớn hình bầu dục. Công trình được xây bằng những phiến đá xẻ nhỏ với kỷ thuật rất cao, không cần đến bất cứ chất kết dính nào. Tường thành ngắt quãng bởi 3 cánh cổng. Ảnh: National Geographic Society.Bên trong thành là các công trình kiến trúc phong phú gồm bức tường ngăn, dấu tích nhà ở, cung điện, bia đá, hầm ngầm, giếng nước, đặc biệt là những tháp đá cao hình nón đặc ruột mà cho đến nay người ta vẫn chưa giải mã được ý nghĩa. Ảnh: Tribes Travel.Từ khi được phát hiện, nhiều huyền thoại đã được người châu Âu bao phủ lên di tích Đại Zimbabwe. Ảnh: Zimbabwe Tourism Authority.Họ cho rằng, Đại Zimbabwe chính là khu đất có mỏ vàng của Quốc vương Salomon được nhắc tới trong Thánh kinh cựu ước. Tường bảo vệ thành ở nơi đây được xây dựng mô phỏng theo kiểu mà Vua Salomon xây dựng cung điện trên núi Molia. Ảnh: Hubbard's Historical Tours.Huyền thoại kể trên đã dẫn đến thảm họa cho di tích độc nhất vô nhị châu Phi này. Ảnh: Khan Academy.Một cơn sốt tìm vàng của người châu Âu đã bùng nổ tại Đại Zimbabwe. Họ đã thuê dân địa phương cùng những phương tiện cơ giới tiên tiến, tiến hành đào bới toàn bộ khu di tích với độ sâu tới 3 mét. Ảnh: Africanlanders.Dù không thấy vàng, người châu Âu đã làm phát lộ rất nhiều hiện vậy quý giá, gồm cả các văn tự cổ của nền văn minh đã xây nên Đại Zimbabwe. Tất cả đều đã thất thoát ra thị trường trước khi các nhà khoa học có thể tiến hành nghiên cứu. Ảnh: Great Zimbabwe Guide.Những cuộc khai quật chính thức sau này tiếp tục phát lộ một lượng lớn hiện vật gồm vũ khí, công cụ lao động và một ít đồ trang sức được chế tác rất tinh xảo và đẹp. Một số trong đó được đưa đến từ Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư và Ấn Độ xa xưa. Ảnh: Martel Maides Auctions.Điều này cho thấy Đại Zimbabwe từng có sự trao đổi về văn hóa, mậu dịch với châu Á từ thời cổ xưa với tư cách một trung tâm thương mại phía Nam châu Phi. Ảnh: AmazingPlaces.com.Cho đến này, chủ nhân vương quốc Đại Zimbabwe là ai, vì sao vương quốc này lại suy tàn vẫn là một ẩn số không lời giải đối với các nhà nghiên cứu lịch sử. Ảnh: Medievalists.net.Vào năm 1986, các cấu trúc đá của nền văn minh Đại Zimbabwe đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới với tên gọi chính thức là Đài tưởng niệm quốc gia Đại Zimbabwe. Ảnh: Britannica.Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Vào năm 1868, một đoàn các nhà thám hiểm châu Âu khi đi du lịch Châu Phi đã vô tình phát hiện ra một bãi đá hoang tàn rộng mênh mông ở Zimbabwe. Di tích này được gọi là “ Đại Zimbabwe” và nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới thời gian sau đó. Ảnh: TheCollector.
Nơi đây có nhiều cấu trúc bằng đá khổng lồ có niên đại thế kỷ 12, tuy phần lớn đã bị hư hỏng nhưng vẫn giữ được vẻ hùng vĩ tráng lệ của một quần thể kiến trúc được xây dựng bởi một vương quốc hùng mạnh. Ảnh: Tracks4Africa Blog.
Tâm điểm của di tích Đại Zimbabwe là một tòa thành lớn hình bầu dục. Công trình được xây bằng những phiến đá xẻ nhỏ với kỷ thuật rất cao, không cần đến bất cứ chất kết dính nào. Tường thành ngắt quãng bởi 3 cánh cổng. Ảnh: National Geographic Society.
Bên trong thành là các công trình kiến trúc phong phú gồm bức tường ngăn, dấu tích nhà ở, cung điện, bia đá, hầm ngầm, giếng nước, đặc biệt là những tháp đá cao hình nón đặc ruột mà cho đến nay người ta vẫn chưa giải mã được ý nghĩa. Ảnh: Tribes Travel.
Từ khi được phát hiện, nhiều huyền thoại đã được người châu Âu bao phủ lên di tích Đại Zimbabwe. Ảnh: Zimbabwe Tourism Authority.
Họ cho rằng, Đại Zimbabwe chính là khu đất có mỏ vàng của Quốc vương Salomon được nhắc tới trong Thánh kinh cựu ước. Tường bảo vệ thành ở nơi đây được xây dựng mô phỏng theo kiểu mà Vua Salomon xây dựng cung điện trên núi Molia. Ảnh: Hubbard's Historical Tours.
Huyền thoại kể trên đã dẫn đến thảm họa cho di tích độc nhất vô nhị châu Phi này. Ảnh: Khan Academy.
Một cơn sốt tìm vàng của người châu Âu đã bùng nổ tại Đại Zimbabwe. Họ đã thuê dân địa phương cùng những phương tiện cơ giới tiên tiến, tiến hành đào bới toàn bộ khu di tích với độ sâu tới 3 mét. Ảnh: Africanlanders.
Dù không thấy vàng, người châu Âu đã làm phát lộ rất nhiều hiện vậy quý giá, gồm cả các văn tự cổ của nền văn minh đã xây nên Đại Zimbabwe. Tất cả đều đã thất thoát ra thị trường trước khi các nhà khoa học có thể tiến hành nghiên cứu. Ảnh: Great Zimbabwe Guide.
Những cuộc khai quật chính thức sau này tiếp tục phát lộ một lượng lớn hiện vật gồm vũ khí, công cụ lao động và một ít đồ trang sức được chế tác rất tinh xảo và đẹp. Một số trong đó được đưa đến từ Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư và Ấn Độ xa xưa. Ảnh: Martel Maides Auctions.
Điều này cho thấy Đại Zimbabwe từng có sự trao đổi về văn hóa, mậu dịch với châu Á từ thời cổ xưa với tư cách một trung tâm thương mại phía Nam châu Phi. Ảnh: AmazingPlaces.com.
Cho đến này, chủ nhân vương quốc Đại Zimbabwe là ai, vì sao vương quốc này lại suy tàn vẫn là một ẩn số không lời giải đối với các nhà nghiên cứu lịch sử. Ảnh: Medievalists.net.
Vào năm 1986, các cấu trúc đá của nền văn minh Đại Zimbabwe đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới với tên gọi chính thức là Đài tưởng niệm quốc gia Đại Zimbabwe. Ảnh: Britannica.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.