1. Nằm trên đường Nguyễn Trung Trực - trục đường chính của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cổng tam quan Rạch Giá được xây dựng vào năm 1955, là công trình kiến trúc gắn liền với đời sống tinh thần người dân địa phương.Cánh cổng được thiết kế với ba ô cửa hình vòng cung mềm mại, khác với các kiểu cổng tam quan thường thấy. Trên mỗi vòm cổng có hai tầng mái.Khi mới được xây dựng, cổng có vai trò như một điểm mốc đánh dấu cửa ngõ của thị xã Rạch Giá. Sau một quá trình phát triển đô thị của Rạch Giá, cổng tam quan từ vị trí cửa ngõ trở thành một công trình nằm ở trung tâm thành phố.Cảnh quan của khu vực thay đổi chóng mặt theo thời gian, chỉ có cánh cổng vẫn giữ nguyên diện mạo sau gần một thế kỷ tồn tại. Ngày nay, cổng tam quan Rạch Giá được coi là biểu tượng của thành phố biển Rạch Giá cũng như toàn tỉnh Kiên Giang.2. Nằm ở số 23 Tống Duy Tân, góc Đông Nam trong Kinh thành, Cơ Mật Viện (nay là trụ sở của TT Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) là một di tích lịch sử nổi tiếng của Cố đô Huế. Công trình đặc sắc nhất của di tích này là cánh cổng tam quan có kiến trúc độc đáo hiếm có.Cổng tam quan của Cơ Mật Viện là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, phản ánh bối cảnh lịch sử khi công trình được xây dựng. Công trình có từ đợt xây dựng đầu tiên của Cơ Mật Viện, kéo dài từ năm 1899 đến 1903.Đây chính là công trình còn nguyên vẹn nhất của Cơ Mật Viện, chưa bị tàn phá hoặc biến dạng như các công trình còn lại của di tích lịch sử này.Do tính chất độc đáo, dễ nhận biết, cổng tam quan của Cơ Mật Viện đã xuất hiện trên nhiều bưu ảnh của người Pháp một thế kỷ trước như một trong những công trình tiêu biểu của Huế.3. Tọa lạc tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) hay Lăng Ông Bà Chiểu, là khu lăng mộ bề thế bậc nhất Sài Gòn - Gia Định xưa. Công trình mang tính điểm nhấn của khu lăng mộ chính là cánh cổng tam quan bề thế.Cổng tam quan của lăng Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng vào năm 1949, trong một đợt trùng tu di tích quy mô lớn, Công trình có một số nét tương đồng với cổng tam quan Rạch Giá với ba vòm cửa tròn xây bằng gạch, trên mỗi vòm cửa có hai tầng mái.Trên vòm cửa chính giữa có các chữ Nho, dịch ra là “Thượng Công Miếu”. Kiến trúc của cánh cổng vẫn được gìn giữ nguyên vẹn như khi mới xây dựng.Trong những thập niên 1950-1970, cổng tam quan của lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt từng được chọn làm biểu tượng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định.Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
1. Nằm trên đường Nguyễn Trung Trực - trục đường chính của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cổng tam quan Rạch Giá được xây dựng vào năm 1955, là công trình kiến trúc gắn liền với đời sống tinh thần người dân địa phương.
Cánh cổng được thiết kế với ba ô cửa hình vòng cung mềm mại, khác với các kiểu cổng tam quan thường thấy. Trên mỗi vòm cổng có hai tầng mái.
Khi mới được xây dựng, cổng có vai trò như một điểm mốc đánh dấu cửa ngõ của thị xã Rạch Giá. Sau một quá trình phát triển đô thị của Rạch Giá, cổng tam quan từ vị trí cửa ngõ trở thành một công trình nằm ở trung tâm thành phố.
Cảnh quan của khu vực thay đổi chóng mặt theo thời gian, chỉ có cánh cổng vẫn giữ nguyên diện mạo sau gần một thế kỷ tồn tại. Ngày nay, cổng tam quan Rạch Giá được coi là biểu tượng của thành phố biển Rạch Giá cũng như toàn tỉnh Kiên Giang.
2. Nằm ở số 23 Tống Duy Tân, góc Đông Nam trong Kinh thành, Cơ Mật Viện (nay là trụ sở của TT Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) là một di tích lịch sử nổi tiếng của Cố đô Huế. Công trình đặc sắc nhất của di tích này là cánh cổng tam quan có kiến trúc độc đáo hiếm có.
Cổng tam quan của Cơ Mật Viện là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, phản ánh bối cảnh lịch sử khi công trình được xây dựng. Công trình có từ đợt xây dựng đầu tiên của Cơ Mật Viện, kéo dài từ năm 1899 đến 1903.
Đây chính là công trình còn nguyên vẹn nhất của Cơ Mật Viện, chưa bị tàn phá hoặc biến dạng như các công trình còn lại của di tích lịch sử này.
Do tính chất độc đáo, dễ nhận biết, cổng tam quan của Cơ Mật Viện đã xuất hiện trên nhiều bưu ảnh của người Pháp một thế kỷ trước như một trong những công trình tiêu biểu của Huế.
3. Tọa lạc tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) hay Lăng Ông Bà Chiểu, là khu lăng mộ bề thế bậc nhất Sài Gòn - Gia Định xưa. Công trình mang tính điểm nhấn của khu lăng mộ chính là cánh cổng tam quan bề thế.
Cổng tam quan của lăng Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng vào năm 1949, trong một đợt trùng tu di tích quy mô lớn, Công trình có một số nét tương đồng với cổng tam quan Rạch Giá với ba vòm cửa tròn xây bằng gạch, trên mỗi vòm cửa có hai tầng mái.
Trên vòm cửa chính giữa có các chữ Nho, dịch ra là “Thượng Công Miếu”. Kiến trúc của cánh cổng vẫn được gìn giữ nguyên vẹn như khi mới xây dựng.
Trong những thập niên 1950-1970, cổng tam quan của lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt từng được chọn làm biểu tượng của vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.