Vợ chồng Marie Curie phát hiện ra 2 nguyên tố phóng xạ radium và polonium trong phòng thí nghiệm. Sau đó, radium được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống như dùng trong sản xuất kem đánh răng, son môi, mỹ phẩm... vì cho rằng nó không hoặc gây rất ít tác dụng phụ. Thế nhưng, về sau, câu chuyện về những " cô gái radium" khiến dư luận bàng hoàng.Cụ thể, Tiến sĩ Sabin Arnold von Sochocky đã tạo một loại sơn đặc biệt trộn cùng radium và các nguyên liệu khác khiến sản phẩm có khả năng tự phát sáng. Phát minh này được cấp bằng sáng chế và đăng ký dưới tên thương hiệu UnDark.Sản phẩm sơn của Tiến sĩ Sabin về sau được quân đội Mỹ sử dụng để quét lên các con số và kim đồng hồ khiến chúng phát sáng trong bóng đêm.Vào năm 1917, Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới 1. Trong bối cảnh nhiều nam giới nhập ngũ dẫn tới thiếu hụt nguồn nhân công nên các nhà máy sản xuất đồng hồ sơn radium tuyển dụng phụ nữ.Công việc hàng ngày của nữ công nhân là quét lớp sơn UnDark chứa radium lên các con số và kim đồng hồ. Công việc này khá nhẹ nhàng và lương cao gấp 3 lần so với những công việc khác nên thu hút nhiều người tới làm.Do giới lãnh đạo nhà máy khẳng định sơn UnDark an toàn nên các nữ công nhân còn liếm đầu bút lông trước khi sơn vì muốn vết sơn được rõ nét. Cứ như vậy, mỗi ngày, họ liếm đầu bút rất nhiều lần. Thậm chí, họ còn tin radium có lợi cho sức khỏe nên dùng radium tô lên môi, sơn vào móng tay...Theo đó, hơn 4.000 nữ công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất đồng hồ đã từ từ nhiễm độc radium mà không hay biết. Các nhà khoa học cho hay khi tiếp xúc với radium trong thời gian dài, người ta sẽ có nguy cơ hoại tử xương, ung thư xương..., thậm chí tử vong.Năm 1925, một số nữ công nhân đầu tiên tử vong do nhiễm độc radium. Tất cả có những triệu chứng: thiếu máu, gãy xương, đau răng, hoại tử hàm... vì bị radium ăn mòn cơ thể. Họ qua đời sau vài năm bị bệnh tật hành hạ.Cuối năm 1927, đầu năm 1928, hàng loạt công nhân nhiễm phóng xạ bao gồm Grace Fryer, Edna Hussman... nộp đơn kiện các công ty. Sau khi cơ quan chức năng và các chuyên gia vào cuộc, sự thật về tác hại của radium đối với sức khỏe con người được làm sáng tỏ.Nhờ vậy, những nạn nhân nhiễm phóng xạ được đền bù nhưng những hậu quả nặng nề mà họ phải đối mặt là rất lớn khi mắc nhiều loại ung thư. Ngành sản xuất sơn chứa thành phần radium nguy hiểm ngừng hoạt động. Từ năm 1968, sơn radium bị cấm sử dụng.Mời độc giả xem video: “Bóc” giá đồng hồ Thụy Sỹ khắc họa hình ảnh Hai Bà Trưng.
Vợ chồng Marie Curie phát hiện ra 2 nguyên tố phóng xạ radium và polonium trong phòng thí nghiệm. Sau đó, radium được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống như dùng trong sản xuất kem đánh răng, son môi, mỹ phẩm... vì cho rằng nó không hoặc gây rất ít tác dụng phụ. Thế nhưng, về sau, câu chuyện về những " cô gái radium" khiến dư luận bàng hoàng.
Cụ thể, Tiến sĩ Sabin Arnold von Sochocky đã tạo một loại sơn đặc biệt trộn cùng radium và các nguyên liệu khác khiến sản phẩm có khả năng tự phát sáng. Phát minh này được cấp bằng sáng chế và đăng ký dưới tên thương hiệu UnDark.
Sản phẩm sơn của Tiến sĩ Sabin về sau được quân đội Mỹ sử dụng để quét lên các con số và kim đồng hồ khiến chúng phát sáng trong bóng đêm.
Vào năm 1917, Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới 1. Trong bối cảnh nhiều nam giới nhập ngũ dẫn tới thiếu hụt nguồn nhân công nên các nhà máy sản xuất đồng hồ sơn radium tuyển dụng phụ nữ.
Công việc hàng ngày của nữ công nhân là quét lớp sơn UnDark chứa radium lên các con số và kim đồng hồ. Công việc này khá nhẹ nhàng và lương cao gấp 3 lần so với những công việc khác nên thu hút nhiều người tới làm.
Do giới lãnh đạo nhà máy khẳng định sơn UnDark an toàn nên các nữ công nhân còn liếm đầu bút lông trước khi sơn vì muốn vết sơn được rõ nét. Cứ như vậy, mỗi ngày, họ liếm đầu bút rất nhiều lần. Thậm chí, họ còn tin radium có lợi cho sức khỏe nên dùng radium tô lên môi, sơn vào móng tay...
Theo đó, hơn 4.000 nữ công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất đồng hồ đã từ từ nhiễm độc radium mà không hay biết. Các nhà khoa học cho hay khi tiếp xúc với radium trong thời gian dài, người ta sẽ có nguy cơ hoại tử xương, ung thư xương..., thậm chí tử vong.
Năm 1925, một số nữ công nhân đầu tiên tử vong do nhiễm độc radium. Tất cả có những triệu chứng: thiếu máu, gãy xương, đau răng, hoại tử hàm... vì bị radium ăn mòn cơ thể. Họ qua đời sau vài năm bị bệnh tật hành hạ.
Cuối năm 1927, đầu năm 1928, hàng loạt công nhân nhiễm phóng xạ bao gồm Grace Fryer, Edna Hussman... nộp đơn kiện các công ty. Sau khi cơ quan chức năng và các chuyên gia vào cuộc, sự thật về tác hại của radium đối với sức khỏe con người được làm sáng tỏ.
Nhờ vậy, những nạn nhân nhiễm phóng xạ được đền bù nhưng những hậu quả nặng nề mà họ phải đối mặt là rất lớn khi mắc nhiều loại ung thư. Ngành sản xuất sơn chứa thành phần radium nguy hiểm ngừng hoạt động. Từ năm 1968, sơn radium bị cấm sử dụng.
Mời độc giả xem video: “Bóc” giá đồng hồ Thụy Sỹ khắc họa hình ảnh Hai Bà Trưng.