Khi đi trên phố với chiếc máy ảnh, nhiếp ảnh gia David Godlis (sinh năm 1951) tự miêu tả mình là "tay bắn súng và gã chơi guitar điêu luyện". Năm 1970, nhiếp ảnh gia người Mỹ mua chiếc máy ảnh 35 mm đầu tiên. Từ đó tới nay, ông đã thực hiện sứ mệnh ghi lại những khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật.Godlis là nhiếp ảnh gia của Trung tâm Điện ảnh Lincoln, Mỹ. Ông nổi tiếng với những bức ảnh chụp khung cảnh sôi động và giàu năng lượng của nhạc punk trong thành phố. Trong 40 năm, người đàn ông này đã đi bộ, len lỏi tới từng ngõ ngách tại New York để chụp ảnh.Họ có thể là vị khách ăn tối lúc nửa đêm, người nào đó đi loanh quanh hay các công nhân, kỹ sư trên đường đến ga tàu điện ngầm. Những bức hình của Godlis được đánh giá ẩn chứa sự vui nhộn và cảm xúc lôi cuốn. Nó trở thành tư liệu quý giá, ghi lại từng hơi thở của New York.Cuốn sách ảnh Godlis Streets là tuyển tập các tác phẩm chụp đường phố đẹp nhất từ Godlis vào những năm 70-80. Trong tác phẩm này, nhà phê bình văn hóa Luc Sante đã mở đầu và đánh giá Godlis Streets như tấm gương phản chiếu thời kỳ vàng son không thể quay lại của New York. Khép lại cuốn sách ảnh là lời của người đồng sáng lập Blondie, nghệ sĩ guitar Chris Stein.David Godlis tiết lộ rằng ông đi trên đường và chụp ảnh nhanh đến mức người xung quanh thường không để ý. Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia này thường tự nhiên và lột tả chân thực cuộc sống đang diễn ra.Bức ảnh này có tiêu đề Veselka, the East Village, được chụp năm 1982. Godlis rất ngạc nhiên vì 4 năm sau khi chụp bức hình, ông nhận được bức thư gửi từ Anh. Người gửi là cô gái trong tấm hình. Cô tìm ra địa chỉ của ông sau khi tình cờ thấy nó trong một triển lãm ở nơi mình sống. Khi đó, Internet chưa có và cô gái quyết định gửi thư cho nhiếp ảnh gia. "Tôi vô cùng ngạc nhiên và đã gửi tặng cô ấy một tấm hình đã tráng từ cuộn phim gốc. Gần đây, tôi vẫn liên lạc với cô ấy qua mạng xã hội và thông báo về việc bức ảnh sẽ xuất hiện trong cuốn sách mới", nhiếp ảnh gia người Mỹ chia sẻ.Bức hình này được chụp tại Bảo tàng Metropolitan năm 1976. Theo Godlis, để có được tấm ảnh này, ông cần chút may mắn và tuyệt đối không làm phiền đến giây phút ba mẹ con đang thưởng thức nghệ thuật.Tác phẩm trên được Godlis chụp ở Quảng trường Thời đại năm 1976. Sau khi chụp xong, ông không quên nói: "Chào sĩ quan, chúc một ngày tốt lành!".Bức hình này chụp ở góc phố nào đó tại trung tâm của East Village, trên đường Marks Place, Đại lộ số 5. Hai cô gái ăn mặc theo phong cách đậm chất punk của những năm 70, đang ngồi trên bậc thềm của một tòa nhà. Khu nhà này từng thuộc về Alexander Hamilton. Đằng sau là những nét vẽ nguệch ngoạc.Godlis chụp ảnh đường phố, đúng như ông miêu tả, như một tay lính "bắn tỉa". Bức hình này chụp tại Quảng trường Thời đại năm 1979, ngay cả ông cũng không biết chuyện gì đang xảy ra. Tất cả điều chúng ta thấy là một đứa trẻ đang khóc và những người lớn chạy đến tìm hiểu sự việc. "New York là thành phố bận rộn. Nhưng nhìn vào đây, có lẽ, tôi yên tâm phần nào vì đứa trẻ vẫn được người xung quanh quan tâm", Godlis bình luận về tấm hình này.
Khi đi trên phố với chiếc máy ảnh, nhiếp ảnh gia David Godlis (sinh năm 1951) tự miêu tả mình là "tay bắn súng và gã chơi guitar điêu luyện". Năm 1970, nhiếp ảnh gia người Mỹ mua chiếc máy ảnh 35 mm đầu tiên. Từ đó tới nay, ông đã thực hiện sứ mệnh ghi lại những khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật.
Godlis là nhiếp ảnh gia của Trung tâm Điện ảnh Lincoln, Mỹ. Ông nổi tiếng với những bức ảnh chụp khung cảnh sôi động và giàu năng lượng của nhạc punk trong thành phố. Trong 40 năm, người đàn ông này đã đi bộ, len lỏi tới từng ngõ ngách tại New York để chụp ảnh.
Họ có thể là vị khách ăn tối lúc nửa đêm, người nào đó đi loanh quanh hay các công nhân, kỹ sư trên đường đến ga tàu điện ngầm. Những bức hình của Godlis được đánh giá ẩn chứa sự vui nhộn và cảm xúc lôi cuốn. Nó trở thành tư liệu quý giá, ghi lại từng hơi thở của New York.
Cuốn sách ảnh Godlis Streets là tuyển tập các tác phẩm chụp đường phố đẹp nhất từ Godlis vào những năm 70-80. Trong tác phẩm này, nhà phê bình văn hóa Luc Sante đã mở đầu và đánh giá Godlis Streets như tấm gương phản chiếu thời kỳ vàng son không thể quay lại của New York. Khép lại cuốn sách ảnh là lời của người đồng sáng lập Blondie, nghệ sĩ guitar Chris Stein.
David Godlis tiết lộ rằng ông đi trên đường và chụp ảnh nhanh đến mức người xung quanh thường không để ý. Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia này thường tự nhiên và lột tả chân thực cuộc sống đang diễn ra.
Bức ảnh này có tiêu đề Veselka, the East Village, được chụp năm 1982. Godlis rất ngạc nhiên vì 4 năm sau khi chụp bức hình, ông nhận được bức thư gửi từ Anh. Người gửi là cô gái trong tấm hình. Cô tìm ra địa chỉ của ông sau khi tình cờ thấy nó trong một triển lãm ở nơi mình sống. Khi đó, Internet chưa có và cô gái quyết định gửi thư cho nhiếp ảnh gia. "Tôi vô cùng ngạc nhiên và đã gửi tặng cô ấy một tấm hình đã tráng từ cuộn phim gốc. Gần đây, tôi vẫn liên lạc với cô ấy qua mạng xã hội và thông báo về việc bức ảnh sẽ xuất hiện trong cuốn sách mới", nhiếp ảnh gia người Mỹ chia sẻ.
Bức hình này được chụp tại Bảo tàng Metropolitan năm 1976. Theo Godlis, để có được tấm ảnh này, ông cần chút may mắn và tuyệt đối không làm phiền đến giây phút ba mẹ con đang thưởng thức nghệ thuật.
Tác phẩm trên được Godlis chụp ở Quảng trường Thời đại năm 1976. Sau khi chụp xong, ông không quên nói: "Chào sĩ quan, chúc một ngày tốt lành!".
Bức hình này chụp ở góc phố nào đó tại trung tâm của East Village, trên đường Marks Place, Đại lộ số 5. Hai cô gái ăn mặc theo phong cách đậm chất punk của những năm 70, đang ngồi trên bậc thềm của một tòa nhà. Khu nhà này từng thuộc về Alexander Hamilton. Đằng sau là những nét vẽ nguệch ngoạc.
Godlis chụp ảnh đường phố, đúng như ông miêu tả, như một tay lính "bắn tỉa". Bức hình này chụp tại Quảng trường Thời đại năm 1979, ngay cả ông cũng không biết chuyện gì đang xảy ra. Tất cả điều chúng ta thấy là một đứa trẻ đang khóc và những người lớn chạy đến tìm hiểu sự việc. "New York là thành phố bận rộn. Nhưng nhìn vào đây, có lẽ, tôi yên tâm phần nào vì đứa trẻ vẫn được người xung quanh quan tâm", Godlis bình luận về tấm hình này.