Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là công thần khai quốc và là Thừa tướng xuất chúng của nhà Thục Hán. Ông dốc sức phò tá hai cha con Lưu Bị và Lưu Thiện. Nhờ sự đóng góp của ông, nhà Thục trở thành một trong 3 thế lực mạnh nhất, ngang ngửa với Tào Ngụy và Đông Ngô.Là người đứng đầu văn võ bá quan và quyền lực chỉ xếp sau hoàng đế, Khổng Minh đã tiến cử, bồi dưỡng nhiều nhân tài để họ cống hiến tài năng, giúp nhà Thục hưng thịnh. Trong số các kỳ tài của nhà Thục được Gia Cát Lượng chú ý là Liêu Lập. Tuy nhiên, dù có năng lực hơn người nhưng Liêu Lập cuối cùng "đắc tội" với nhiều người nên cuối cùng thất thế và có kết cục bi kịch.Cụ thể, trong "Tam quốc chí", Gia Cát Lượng từng nói: "Bàng Thống và Liêu Lập là lương tài đất Sở, làm người giúp chúa hưng nghiệp". Theo câu nói này, Khổng Minh đánh giá Liêu Lập có tài năng sánh ngang Bàng Thống.Liêu Lập là người huyện Lâm Nguyên, quận Vũ Lăng. Sau trận Xích Bích, hoàng đế Lưu Bị giành được phần lớn đất đai vùng Kinh Châu. Biết được Liêu Lập là kỳ tài, Lưu Bị bổ nhiệm ông giữ chức quan Tùng sự của Kinh Châu.Chưa tới 30 tuổi, Liêu Lập được Lưu Bị đề bạt làm Thái thú quận Trường Sa vì những cống hiến to lớn cho triều đình nhà Thục. Điều này cũng cho thấy Lưu Bị đánh giá cao tài năng của Liêu Lập.Năm Kiến An thứ 20 (tức năm 215), sau khi chia ranh giới mới tại sông Tương Thủy, quận Trường Sa do Liêu Lập quản lý bị Đông Ngô chiếm cứ. Do vậy, Liêu Lập tới Ích Châu và được Lưu Bị bổ nhiệm chức Thái thú Ba quận.Đến năm 219, Lưu Bị bổ nhiệm Liêu Lập làm Thị trung. Năm 223, Lưu Bị băng hà và con trai Lưu Thiện kế thừa ngai báu. Sau khi lên ngôi, tân vương nhà Thục cử Liêu Lập làm Hiệu uý Trường Thuỷ.Quyết định này của Lưu Thiện khiến Liêu Lập bực bội, oán thán, thậm chí chỉ trích vì cho rằng chức quan đó không quan trọng và không xứng với tài năng của mình. Vậy nên, Liêu Lập chỉ trích nhiều nhân vật "máu mặt" trong triều. Trong đó, ông nói rằng Lưu Bị không nên phát động trận Hán Trung mà nên giành Kinh Châu với Đông Ngô.Thậm chí, Liêu Lập còn đánh giá Quan Vũ hữu dũng vô mưu và nhiều quan viên nhà Thục đều là người tầm thường. Qua đó, ông ám chỉ một kỳ tài như mình bị vùi dập. Những lời nói của Liêu Lập đã đắc tội với hoàng đế Thục Hán và mọi người trong triều. Trong tình huống đó, Gia Cát Lượng đã viết một bản tấu chương vạch tội Liêu Lập dâng lên hoàng đế Lưu Thiện.Sau đó, Lưu Thiện ban chiếu giáng Liêu Lập làm dân thường và phải đi lưu đày tới quận Vấn Sơn. Theo đó, con đường quan lộ của Liêu Lập chấm dứt. Ông sống những năm tháng cuối đời trong cảnh khốn khó. Chỉ sau khi Liêu Lập qua đời, vợ con của ông mới được quay về kinh đô Thành Đô. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng là công thần khai quốc và là Thừa tướng xuất chúng của nhà Thục Hán. Ông dốc sức phò tá hai cha con Lưu Bị và Lưu Thiện. Nhờ sự đóng góp của ông, nhà Thục trở thành một trong 3 thế lực mạnh nhất, ngang ngửa với Tào Ngụy và Đông Ngô.
Là người đứng đầu văn võ bá quan và quyền lực chỉ xếp sau hoàng đế, Khổng Minh đã tiến cử, bồi dưỡng nhiều nhân tài để họ cống hiến tài năng, giúp nhà Thục hưng thịnh. Trong số các kỳ tài của nhà Thục được Gia Cát Lượng chú ý là Liêu Lập. Tuy nhiên, dù có năng lực hơn người nhưng Liêu Lập cuối cùng "đắc tội" với nhiều người nên cuối cùng thất thế và có kết cục bi kịch.
Cụ thể, trong "Tam quốc chí", Gia Cát Lượng từng nói: "Bàng Thống và Liêu Lập là lương tài đất Sở, làm người giúp chúa hưng nghiệp". Theo câu nói này, Khổng Minh đánh giá Liêu Lập có tài năng sánh ngang Bàng Thống.
Liêu Lập là người huyện Lâm Nguyên, quận Vũ Lăng. Sau trận Xích Bích, hoàng đế Lưu Bị giành được phần lớn đất đai vùng Kinh Châu. Biết được Liêu Lập là kỳ tài, Lưu Bị bổ nhiệm ông giữ chức quan Tùng sự của Kinh Châu.
Chưa tới 30 tuổi, Liêu Lập được Lưu Bị đề bạt làm Thái thú quận Trường Sa vì những cống hiến to lớn cho triều đình nhà Thục. Điều này cũng cho thấy Lưu Bị đánh giá cao tài năng của Liêu Lập.
Năm Kiến An thứ 20 (tức năm 215), sau khi chia ranh giới mới tại sông Tương Thủy, quận Trường Sa do Liêu Lập quản lý bị Đông Ngô chiếm cứ. Do vậy, Liêu Lập tới Ích Châu và được Lưu Bị bổ nhiệm chức Thái thú Ba quận.
Đến năm 219, Lưu Bị bổ nhiệm Liêu Lập làm Thị trung. Năm 223, Lưu Bị băng hà và con trai Lưu Thiện kế thừa ngai báu. Sau khi lên ngôi, tân vương nhà Thục cử Liêu Lập làm Hiệu uý Trường Thuỷ.
Quyết định này của Lưu Thiện khiến Liêu Lập bực bội, oán thán, thậm chí chỉ trích vì cho rằng chức quan đó không quan trọng và không xứng với tài năng của mình. Vậy nên, Liêu Lập chỉ trích nhiều nhân vật "máu mặt" trong triều. Trong đó, ông nói rằng Lưu Bị không nên phát động trận Hán Trung mà nên giành Kinh Châu với Đông Ngô.
Thậm chí, Liêu Lập còn đánh giá Quan Vũ hữu dũng vô mưu và nhiều quan viên nhà Thục đều là người tầm thường. Qua đó, ông ám chỉ một kỳ tài như mình bị vùi dập. Những lời nói của Liêu Lập đã đắc tội với hoàng đế Thục Hán và mọi người trong triều. Trong tình huống đó, Gia Cát Lượng đã viết một bản tấu chương vạch tội Liêu Lập dâng lên hoàng đế Lưu Thiện.
Sau đó, Lưu Thiện ban chiếu giáng Liêu Lập làm dân thường và phải đi lưu đày tới quận Vấn Sơn. Theo đó, con đường quan lộ của Liêu Lập chấm dứt. Ông sống những năm tháng cuối đời trong cảnh khốn khó. Chỉ sau khi Liêu Lập qua đời, vợ con của ông mới được quay về kinh đô Thành Đô. Ảnh trong bài mang tính minh họa.