Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng sinh năm 1918, cầm máy lần đầu năm 1936 khi mới 18 tuổi. Ông tâm sự rằng, lúc đó, 1 chiếc máy ảnh có trị giá bằng cả mảnh đất ở Thủ đô. Nhưng ông vẫn cố dành dụm mua để chụp trong chuyến đi xuyên Đông Dương.Trong suốt những năm công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, ông đã lao động miệt mài và tạo ra khối lượng tác phẩm đồ sộ. Những tư liệu này hiện được lưu giữ tại Bảo tàng như những di sản ký ức vô giá.Những năm 1930 của thế kỷ 20, với chiếc máy ảnh, Lê Vượng lang thang khắp Hà Nội để ghi lại nhịp sống, con người, phong cảnh và kiến trúc... của Thủ đô.Một phóng viên trẻ chăm chú theo dõi những bức ảnh vô giá về Hà Nội xưa, những hình ảnh mà các thế hệ con cháu chỉ có thể mường tượng qua những tác phẩm của ông.Ở tuổi cả trăm, xưa nay hiếm, dù đôi tai không còn tốt nhưng ký ức của nghệ sĩ Lê Vượng về những sản phẩm của mình vẫn còn rất minh mẫn.Để nghe những câu hỏi của chúng tôi về những nét đẹp của Hà Nội qua ảnh, ông cần sự "phiên dịch" từ con trai Lê Cường - Nhà nghiên cứu về Mỹ Thuật.Tác phẩm của Lê Vượng được đánh giá là luôn có chất riêng và khó trộn lẫn với bất cứ tác giả đương thời nào. Ông tâm sự: "Cái đơn giản nhất nhưng lại đẹp nhất chính là quê hương của mình. Cảnh rất đẹp, mái nhà lô xô, con người bình dị, ấm cúng. Cuộc sống giản dị của làng quê, những nét văn hóa lễ hội, cái thuần phác, chân chất của làng cổ mới là cội nguồn văn hóa Việt".Tác phẩm của Lê Vượng được đánh giá là luôn có chất riêng và khó trộn lẫn với bất cứ tác giả đương thời nào. Ông tâm sự: "Cái đơn giản nhất nhưng lại đẹp nhất chính là quê hương của mình. Cảnh rất đẹp, mái nhà lô xô, con người bình dị, ấm cúng. Cuộc sống giản dị của làng quê, những nét văn hóa lễ hội, cái thuần phác, chân chất của làng cổ mới là cội nguồn văn hóa Việt".Ông nhắc lại kỷ niệm với bạn bè như thế này: "Mới hôm nào gặp tôi ở chòm Lũng Cú, trên cao nguyên đá Đồng Văn, giờ lại thấy tôi lần bước trên đỉnh Hàm Rồng (SaPa). Bạn bè vừa chào tôi đang say sưa ngắm nhìn Hồ Gươm trong sương sớm, đã thấy tôi hướng ống kính vào cổng làng cổ Đường Lâm".Một số tác phẩm tiêu biểu của ông về Hà Nội.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng sinh năm 1918, cầm máy lần đầu năm 1936 khi mới 18 tuổi. Ông tâm sự rằng, lúc đó, 1 chiếc máy ảnh có trị giá bằng cả mảnh đất ở Thủ đô. Nhưng ông vẫn cố dành dụm mua để chụp trong chuyến đi xuyên Đông Dương.
Trong suốt những năm công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, ông đã lao động miệt mài và tạo ra khối lượng tác phẩm đồ sộ. Những tư liệu này hiện được lưu giữ tại Bảo tàng như những di sản ký ức vô giá.
Những năm 1930 của thế kỷ 20, với chiếc máy ảnh, Lê Vượng lang thang khắp Hà Nội để ghi lại nhịp sống, con người, phong cảnh và kiến trúc... của Thủ đô.
Một phóng viên trẻ chăm chú theo dõi những bức ảnh vô giá về Hà Nội xưa, những hình ảnh mà các thế hệ con cháu chỉ có thể mường tượng qua những tác phẩm của ông.
Ở tuổi cả trăm, xưa nay hiếm, dù đôi tai không còn tốt nhưng ký ức của nghệ sĩ Lê Vượng về những sản phẩm của mình vẫn còn rất minh mẫn.
Để nghe những câu hỏi của chúng tôi về những nét đẹp của Hà Nội qua ảnh, ông cần sự "phiên dịch" từ con trai Lê Cường - Nhà nghiên cứu về Mỹ Thuật.
Tác phẩm của Lê Vượng được đánh giá là luôn có chất riêng và khó trộn lẫn với bất cứ tác giả đương thời nào. Ông tâm sự: "Cái đơn giản nhất nhưng lại đẹp nhất chính là quê hương của mình. Cảnh rất đẹp, mái nhà lô xô, con người bình dị, ấm cúng. Cuộc sống giản dị của làng quê, những nét văn hóa lễ hội, cái thuần phác, chân chất của làng cổ mới là cội nguồn văn hóa Việt".
Tác phẩm của Lê Vượng được đánh giá là luôn có chất riêng và khó trộn lẫn với bất cứ tác giả đương thời nào. Ông tâm sự: "Cái đơn giản nhất nhưng lại đẹp nhất chính là quê hương của mình. Cảnh rất đẹp, mái nhà lô xô, con người bình dị, ấm cúng. Cuộc sống giản dị của làng quê, những nét văn hóa lễ hội, cái thuần phác, chân chất của làng cổ mới là cội nguồn văn hóa Việt".
Ông nhắc lại kỷ niệm với bạn bè như thế này: "Mới hôm nào gặp tôi ở chòm Lũng Cú, trên cao nguyên đá Đồng Văn, giờ lại thấy tôi lần bước trên đỉnh Hàm Rồng (SaPa). Bạn bè vừa chào tôi đang say sưa ngắm nhìn Hồ Gươm trong sương sớm, đã thấy tôi hướng ống kính vào cổng làng cổ Đường Lâm".
Một số tác phẩm tiêu biểu của ông về Hà Nội.