Ông Dương Tường, người đã dịch Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du ra tiếng Anh, đã qua đời ngày 24/2 sau khi dành hơn hai tháng cuối đời tại Bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội, để lại người vợ và ba người con. Ông mất sau một thời gian điều trị do tuổi cao, sức yếu, thọ 92 tuổi. Người thân, bạn bè và những độc giả hâm mộ đã có mặt trong lễ tang của ông tại Hà Nội hôm 1/3.Nhà thơ và dịch giả Dương Tường, có tên thật là Trần Dương Tường, sinh ra và lớn lên ở Nam Định rồi sau đó học trung học ở Hà Nội. Ông theo kháng chiến và tham gia cùng quân Bắc Việt năm 1949. Sau khi giải ngũ năm 1955, ông trở thành phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam.Từ năm 1967 đến khi về hưu năm 1979, ông làm biên dịch tại “Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam” của chính quyền Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.Trong cuộc đời của mình, ông Dương Tường, người tự học tiếng Anh và tiếng Pháp khi trong quân ngũ, dịch hơn 50 tác phẩm từ nhiều thứ tiếng của nhiều nền văn học, trong đó có Mỹ, Nga, Đức và Nhật Bản.Trong giới dịch thuật, Dương Tường được kính trọng bởi ông luôn thử sức mình ở những tác phẩm khó, làm việc hết sức mình, tạo nên những bản dịch tài hoa và gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt.Các tác phẩm mà ông lựa chọn đều là những tác phẩm với độ khó cao khiến nhiều dịch giả e ngại. Những Lolita (Vladimir Nabokov), Anna Karenina (Lev Tolstoy), Đồi gió hú (Emily Brontë), Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami), Bên phía nhà Swan và Dưới bóng những cô gái đương hoa (Marcel Proust), Chết chịu (Louis-Ferdinand Céline)… đều là tác phẩm phức tạp về ngữ pháp, ngôn từ, chuyển tải tầng tầng lớp lớp nghĩa.Năm 2019, ông ra mắt bản dịch Chết chịu của nhà văn Pháp Louis-Ferninand Céline. Một năm sau, dịch giả in cuốn Kiều in Dương Tường's version, là kết quả sau thời gian ông miệt mài soi kính lúp gõ từng con chữ.Suốt hai năm dịch Truyện Kiều, ông phải tiêm thuốc trợ lực trực tiếp vào mắt đến vài chục lần. Dịch giả còn gặp khó khăn vì không thể tra cứu từ điển hay các tài liệu, dựa tất cả vào trí nhớ. Khi hoàn thành tác phẩm, ông đến giai đoạn kiệt sức, không thể tự kiểm tra bản dịch.Ngoài dịch thuật, Dương Tường phê bình văn học, mỹ thuật, làm thơ. Ông từng thể nghiệm nhiều hình thức thơ mới lạ trong các tập Dương Tường - Thơ, 36 bài tình (in chung với Lê Đạt), Đàn (thơ ngoài lời), Thơ Dương Tường - Mea culpa và những bài khác.Ông còn là tác giả của tạp luận "Chỉ tại con chích chòe" và tập truyện ký "Thuyền trưởng" (bút danh Nguyễn Trinh). Bài thơ nổi tiếng nhất của ông là "Tình khúc 24", nói về cuộc tình thời trẻ, từng được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc.Không chỉ gắn với văn chương, Dương Tường còn là cây bút phê bình mỹ thuật sâu sắc, có giọng điệu riêng, theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn. Ông viết nhiều vào giai đoạn những năm 1980-1990, khi nền Mỹ thuật sau Đổi mới tiếp cận nhiều xu hướng quốc tế. Ông đặt ra những quan niệm mới, khuyến khích các họa sĩ trẻ khi ấy tìm tòi, sáng tạo.Ngoài giới văn nghệ sỹ, những người biết và ngưỡng mộ nhà thơ-dịch giả Dương Tường cũng bày tỏ nỗi buồn trước tin ông qua đời.>>>Xem thêm video: Nhà văn Sơn Tùng qua đời (Nguồn: VTV24).
Ông Dương Tường, người đã dịch Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du ra tiếng Anh, đã qua đời ngày 24/2 sau khi dành hơn hai tháng cuối đời tại Bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội, để lại người vợ và ba người con. Ông mất sau một thời gian điều trị do tuổi cao, sức yếu, thọ 92 tuổi. Người thân, bạn bè và những độc giả hâm mộ đã có mặt trong lễ tang của ông tại Hà Nội hôm 1/3.
Nhà thơ và dịch giả Dương Tường, có tên thật là Trần Dương Tường, sinh ra và lớn lên ở Nam Định rồi sau đó học trung học ở Hà Nội. Ông theo kháng chiến và tham gia cùng quân Bắc Việt năm 1949. Sau khi giải ngũ năm 1955, ông trở thành phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam.
Từ năm 1967 đến khi về hưu năm 1979, ông làm biên dịch tại “Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam” của chính quyền Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.
Trong cuộc đời của mình, ông Dương Tường, người tự học tiếng Anh và tiếng Pháp khi trong quân ngũ, dịch hơn 50 tác phẩm từ nhiều thứ tiếng của nhiều nền văn học, trong đó có Mỹ, Nga, Đức và Nhật Bản.
Trong giới dịch thuật, Dương Tường được kính trọng bởi ông luôn thử sức mình ở những tác phẩm khó, làm việc hết sức mình, tạo nên những bản dịch tài hoa và gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt.
Các tác phẩm mà ông lựa chọn đều là những tác phẩm với độ khó cao khiến nhiều dịch giả e ngại. Những Lolita (Vladimir Nabokov), Anna Karenina (Lev Tolstoy), Đồi gió hú (Emily Brontë), Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami), Bên phía nhà Swan và Dưới bóng những cô gái đương hoa (Marcel Proust), Chết chịu (Louis-Ferdinand Céline)… đều là tác phẩm phức tạp về ngữ pháp, ngôn từ, chuyển tải tầng tầng lớp lớp nghĩa.
Năm 2019, ông ra mắt bản dịch Chết chịu của nhà văn Pháp Louis-Ferninand Céline. Một năm sau, dịch giả in cuốn Kiều in Dương Tường's version, là kết quả sau thời gian ông miệt mài soi kính lúp gõ từng con chữ.
Suốt hai năm dịch Truyện Kiều, ông phải tiêm thuốc trợ lực trực tiếp vào mắt đến vài chục lần. Dịch giả còn gặp khó khăn vì không thể tra cứu từ điển hay các tài liệu, dựa tất cả vào trí nhớ. Khi hoàn thành tác phẩm, ông đến giai đoạn kiệt sức, không thể tự kiểm tra bản dịch.
Ngoài dịch thuật, Dương Tường phê bình văn học, mỹ thuật, làm thơ. Ông từng thể nghiệm nhiều hình thức thơ mới lạ trong các tập Dương Tường - Thơ, 36 bài tình (in chung với Lê Đạt), Đàn (thơ ngoài lời), Thơ Dương Tường - Mea culpa và những bài khác.
Ông còn là tác giả của tạp luận "Chỉ tại con chích chòe" và tập truyện ký "Thuyền trưởng" (bút danh Nguyễn Trinh). Bài thơ nổi tiếng nhất của ông là "Tình khúc 24", nói về cuộc tình thời trẻ, từng được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc.
Không chỉ gắn với văn chương, Dương Tường còn là cây bút phê bình mỹ thuật sâu sắc, có giọng điệu riêng, theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn. Ông viết nhiều vào giai đoạn những năm 1980-1990, khi nền Mỹ thuật sau Đổi mới tiếp cận nhiều xu hướng quốc tế. Ông đặt ra những quan niệm mới, khuyến khích các họa sĩ trẻ khi ấy tìm tòi, sáng tạo.
Ngoài giới văn nghệ sỹ, những người biết và ngưỡng mộ nhà thơ-dịch giả Dương Tường cũng bày tỏ nỗi buồn trước tin ông qua đời.
>>>Xem thêm video: Nhà văn Sơn Tùng qua đời (Nguồn: VTV24).