Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Được xây dựng từ năm 1406 - 1420, cung điện hoàng gia tráng lệ này gồm 980 tòa nhà trải dài trên diện tích 720.000 m2.Nhiều vật liệu cao cấp được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành như gỗ quý Phương Nam, gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy... Trong đó, những phiến đá cẩm thạch nguyên khối có tổng trọng lượng lên đến hàng trăm tấn được nhiều người quan tâm, tò mò.Một trong những phiến đá cẩm thạch lớn nhất bên trong Tử Cấm Thành chạm khắc nổi rồng mây tinh xảo ở giữa bậc thang lên Điện Thái Hòa. Theo ước tính, phiến đá này nặng hơn 300 tấn, có chiều dài 16,8m, rộng 3m và dày khoảng 1m.Việc sử dụng những phiến đá cẩm thạch có kích thước "khủng" như vậy khiến nhiều người tò mò về cách người xưa vận chuyển chúng từ địa điểm khai thác tới nơi xây dựng cung điện.Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về quá trình xây dựng Tử Cấm Thành.Nhờ vậy, nhà nghiên cứu Jiang Li thuộc Đại học Thanh Hoa đã tìm thấy hồ sơ khoảng 500 năm tuổi viết rằng, vào năm 1557, một tảng đá nặng 123 tấn được vận chuyển trong 28 ngày từ một mỏ đá đến Tử Cấm Thành bằng xe trượt băng bằng gỗ.Nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra người xưa đã tạo ra "con đường băng nhân tạo" vào mùa Đông để vận chuyển các khối đá khủng.Các công nhân đã tạo ra con đường đặc biệt dài khoảng 70 km từ mỏ đá đến Tử Cấm Thành. Con đường này đi qua một số con sông.Một nhóm công nhân khoảng 50 người sẽ kéo những phiến đá. Để giúp dễ dàng di chuyển những phiến đá, người ta sẽ múc nước đổ lên "con đường băng nhân tạo" để giảm ma sát. Nhờ vậy, việc di chuyển đá sẽ dễ dàng hơn.Theo ước tính, mỗi phiến đá sẽ được vận chuyển với tốc độ 0,29 km/h. Nhờ vậy, những phiến đá nặng vài tấn sẽ được vận chuyển đến Bắc Kinh để xây dựng Tử Cấm Thành.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Được xây dựng từ năm 1406 - 1420, cung điện hoàng gia tráng lệ này gồm 980 tòa nhà trải dài trên diện tích 720.000 m2.
Nhiều vật liệu cao cấp được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành như gỗ quý Phương Nam, gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy... Trong đó, những phiến đá cẩm thạch nguyên khối có tổng trọng lượng lên đến hàng trăm tấn được nhiều người quan tâm, tò mò.
Một trong những phiến đá cẩm thạch lớn nhất bên trong Tử Cấm Thành chạm khắc nổi rồng mây tinh xảo ở giữa bậc thang lên Điện Thái Hòa. Theo ước tính, phiến đá này nặng hơn 300 tấn, có chiều dài 16,8m, rộng 3m và dày khoảng 1m.
Việc sử dụng những phiến đá cẩm thạch có kích thước "khủng" như vậy khiến nhiều người tò mò về cách người xưa vận chuyển chúng từ địa điểm khai thác tới nơi xây dựng cung điện.
Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép về quá trình xây dựng Tử Cấm Thành.
Nhờ vậy, nhà nghiên cứu Jiang Li thuộc Đại học Thanh Hoa đã tìm thấy hồ sơ khoảng 500 năm tuổi viết rằng, vào năm 1557, một tảng đá nặng 123 tấn được vận chuyển trong 28 ngày từ một mỏ đá đến Tử Cấm Thành bằng xe trượt băng bằng gỗ.
Nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra người xưa đã tạo ra "con đường băng nhân tạo" vào mùa Đông để vận chuyển các khối đá khủng.
Các công nhân đã tạo ra con đường đặc biệt dài khoảng 70 km từ mỏ đá đến Tử Cấm Thành. Con đường này đi qua một số con sông.
Một nhóm công nhân khoảng 50 người sẽ kéo những phiến đá. Để giúp dễ dàng di chuyển những phiến đá, người ta sẽ múc nước đổ lên "con đường băng nhân tạo" để giảm ma sát. Nhờ vậy, việc di chuyển đá sẽ dễ dàng hơn.
Theo ước tính, mỗi phiến đá sẽ được vận chuyển với tốc độ 0,29 km/h. Nhờ vậy, những phiến đá nặng vài tấn sẽ được vận chuyển đến Bắc Kinh để xây dựng Tử Cấm Thành.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.