Vào ngày 26/1/1972, một thảm kịch hàng không kinh hoàng đã xảy ra. Khi đó, máy bay Douglas DC-9 mang số hiệu JAT367 của hãng hàng không Jat Airways rơi từ độ cao khoảng 10.000m xuống đất. Vụ việc xảy ra sau khi một quả bom phát nổ khi máy bay đang ở trên bầu trời.Chuyến bay mang số hiệu JAT367 khi đó đang trong chuyến hành trình từ Stockholm (Thụy Điển) đến Beograd (Serbia) với các điểm dừng ở Copenhagen (Đan Mạch) và Zagreb (Croatia). Trên máy bay có tổng cộng 28 thành viên phi hành đoàn và hành khách.Máy bay đã rơi xuống khu vực gần ngôi làng Srbská Kamenice, Tiệp Khắc (ngày nay là lãnh thổ của Czech và Slovakia). Sau khi xảy ra vụ việc, người dân gần đó nhanh chóng tới hiện trường vụ tai nạn và bất ngờ phát hiện một người còn sống là nữ tiếp viên Vesna Vulovic.Theo đó, Vesna Vulovic là người may mắn sống sót duy nhất trong thảm kịch hàng không này. Việc cô sống sót khiến nhiều người bất ngờ.Cụ thể, khoảng 1 giờ sau khi máy bay cất cánh một quả bom phát nổ. Máy bay bị vỡ làm đôi và rơi xuống từ độ cao khoảng 10.000m. Sự việc khiến 23 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng khi bị hút ra ngoài máy bay, ngoại trừ Vesna.Một chiếc xe đẩy thức ăn giúp Vesna giữ lại ở phần đuôi máy bay khi nó lao xuống một cánh rừng rậm ở dưới chân núi. Các chuyên gia nhận định chiếc xe đẩy thức ăn đã vô tình biến thành một đai an toàn, ghim chặt nữ tiếp viên hàng không để cô không bị hút ra ngoài khi máy bay rơi.Thợ đốn gỗ Bruno Honke đã nghe thấy tiếng Vesna la hét, kêu cứu tại khu vực máy bay rơi. Từng là một bác sĩ quân y của Đức trong Chiến tranh thế giới 2, Bruno có các kỹ năng giúp Vesna sống sót cho tới khi đội cứu hộ tới.Sau đó, Vesna nhanh chóng được đưa đến bệnh viện điều trị. Sau một loạt kiểm tra, xét nghiệm, các bác sĩ kết luận cô bị chấn thương sọ não, vỡ xương chậu và xương sườn, gãy 2 chân và vỡ 2 đốt sống. Cô rơi vào tình trạng hôn mê sâu trong 1 tháng trước khi tỉnh lại.Nữ tiếp viên hàng không Vesna bị liệt tạm thời từ thắt lưng trở xuống. Sau 1 năm điều trị, cô gần như hồi phục hoàn toàn nhưng không nhớ gì về vụ tai nạn máy bay thảm khốc đã trải qua.Với việc sống sót thần kỳ trong thảm kịch hàng không này, cô Vesna xác lập kỷ lục Guinness thế giới năm 1985 với danh hiệu người sống sót khi rơi từ độ cao lớn nhất mà không có dù.Mời độc giả xem video: Thảm họa rơi máy bay tại Pakistan. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 26/1/1972, một thảm kịch hàng không kinh hoàng đã xảy ra. Khi đó, máy bay Douglas DC-9 mang số hiệu JAT367 của hãng hàng không Jat Airways rơi từ độ cao khoảng 10.000m xuống đất. Vụ việc xảy ra sau khi một quả bom phát nổ khi máy bay đang ở trên bầu trời.
Chuyến bay mang số hiệu JAT367 khi đó đang trong chuyến hành trình từ Stockholm (Thụy Điển) đến Beograd (Serbia) với các điểm dừng ở Copenhagen (Đan Mạch) và Zagreb (Croatia). Trên máy bay có tổng cộng 28 thành viên phi hành đoàn và hành khách.
Máy bay đã rơi xuống khu vực gần ngôi làng Srbská Kamenice, Tiệp Khắc (ngày nay là lãnh thổ của Czech và Slovakia). Sau khi xảy ra vụ việc, người dân gần đó nhanh chóng tới hiện trường vụ tai nạn và bất ngờ phát hiện một người còn sống là nữ tiếp viên Vesna Vulovic.
Theo đó, Vesna Vulovic là người may mắn sống sót duy nhất trong thảm kịch hàng không này. Việc cô sống sót khiến nhiều người bất ngờ.
Cụ thể, khoảng 1 giờ sau khi máy bay cất cánh một quả bom phát nổ. Máy bay bị vỡ làm đôi và rơi xuống từ độ cao khoảng 10.000m. Sự việc khiến 23 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng khi bị hút ra ngoài máy bay, ngoại trừ Vesna.
Một chiếc xe đẩy thức ăn giúp Vesna giữ lại ở phần đuôi máy bay khi nó lao xuống một cánh rừng rậm ở dưới chân núi. Các chuyên gia nhận định chiếc xe đẩy thức ăn đã vô tình biến thành một đai an toàn, ghim chặt nữ tiếp viên hàng không để cô không bị hút ra ngoài khi máy bay rơi.
Thợ đốn gỗ Bruno Honke đã nghe thấy tiếng Vesna la hét, kêu cứu tại khu vực máy bay rơi. Từng là một bác sĩ quân y của Đức trong Chiến tranh thế giới 2, Bruno có các kỹ năng giúp Vesna sống sót cho tới khi đội cứu hộ tới.
Sau đó, Vesna nhanh chóng được đưa đến bệnh viện điều trị. Sau một loạt kiểm tra, xét nghiệm, các bác sĩ kết luận cô bị chấn thương sọ não, vỡ xương chậu và xương sườn, gãy 2 chân và vỡ 2 đốt sống. Cô rơi vào tình trạng hôn mê sâu trong 1 tháng trước khi tỉnh lại.
Nữ tiếp viên hàng không Vesna bị liệt tạm thời từ thắt lưng trở xuống. Sau 1 năm điều trị, cô gần như hồi phục hoàn toàn nhưng không nhớ gì về vụ tai nạn máy bay thảm khốc đã trải qua.
Với việc sống sót thần kỳ trong thảm kịch hàng không này, cô Vesna xác lập kỷ lục Guinness thế giới năm 1985 với danh hiệu người sống sót khi rơi từ độ cao lớn nhất mà không có dù.
Mời độc giả xem video: Thảm họa rơi máy bay tại Pakistan. Nguồn: VTV24.