Thiên tài quân sự, chính trị gia kiệt xuất nổi tiếng lịch sử nước Pháp được nhiều người biết đến là hoàng đế Napoleon Bonaparte. Ông có nhiều chiến dịch quân sự lẫy lừng ở châu Âu giúp làm nên danh tiếng của Napoleon.Mặc dù hoàng đế Napoleon có cuộc đời huy hoàng nhưng Napoleon Francis Joseph Charles - hậu duệ của ông lại kém tiếng và không thể vượt qua cái bóng quá lớn của ông.Theo các sử liệu, hoàng đế Napoleon 2 lần cưới vợ. Lần đầu ông kết hôn là với Josephine de Beauharnais - một góa phụ đã có 2 con. Trong cuộc hôn nhân đầu tiên này, hoàng đế Napoleon không có người con nào nên cuối cùng ly hôn với Josephine.Sau đó, hoàng đế Napoleon cưới công chúa nước Áo là Marie Louise. Trong cuộc hôn nhân này, nhà vua lừng lẫy nước Pháp đã có người thừa kế - hoàng tử Napoleon Francis Joseph Charles (trong ảnh).Sinh năm 1811, Napoleon Francis Joseph Charles còn được gọi Napoleon II. Ngay từ từ mới lọt lòng, ông mang tước hiệu Roi de Rome. Từ năm 1818, ông trở thành Công tước xứ Reichstadt. Trong khi đó, người dân Pháp thường gọi Napoleon Francis Joseph Charles với danh xưng “Đại bàng con”.Trong thời gian từ năm 1814 - 1815, Napoleon Francis Joseph Charles được vua cha nhường ngôi 2 lần. Cụ thể, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte ký đơn thoái vị ngày 11/4/1814 sau 10 năm cai trị nước Pháp và nhường ngôi cho con trai.Sau đó, Napoleon Bonaparte "lội ngược dòng" một cách ngoạn mục khi trở lại ngôi vua vào năm 1815. Tuy nhiên, ông chỉ nắm quyền trong 100 ngày. Sau thất bại lịch sử ở Waterloo, Napoleon thoái vị vào ngày 22/6/1815 và nhường ngôi cho con trai.Tuy nhiên, Napoleon Francis Joseph Charles - con trai của hoàng đế Napoleon chưa bao giờ thực sự trị vì nước Pháp dù được vua cha 2 lần nhường ngôi.Từ năm 1815, Napoleon Francis Joseph Charles sống tại Áo. Ông sống tại đó cho đến khi qua đời vào ngày 22/7/1832. Con trai hoàng đế Napoleon khi ấy mới 21 tuổi. Nguyên nhân tử vong của Napoleon II là bệnh lao phổi.Vào thời điểm tử vong, Napoleon II không có con nối dõi. Điều này có nghĩa hoàng đế Napoleon Bonaparte không còn hậu duệ trực tiếp.Mời độc giả xem video: Tháp Eiffel - Biểu tượng nước Pháp tròn 130 tuổi. Nguồn: THĐT1.
Thiên tài quân sự, chính trị gia kiệt xuất nổi tiếng lịch sử nước Pháp được nhiều người biết đến là hoàng đế Napoleon Bonaparte. Ông có nhiều chiến dịch quân sự lẫy lừng ở châu Âu giúp làm nên danh tiếng của Napoleon.
Mặc dù hoàng đế Napoleon có cuộc đời huy hoàng nhưng Napoleon Francis Joseph Charles - hậu duệ của ông lại kém tiếng và không thể vượt qua cái bóng quá lớn của ông.
Theo các sử liệu, hoàng đế Napoleon 2 lần cưới vợ. Lần đầu ông kết hôn là với Josephine de Beauharnais - một góa phụ đã có 2 con. Trong cuộc hôn nhân đầu tiên này, hoàng đế Napoleon không có người con nào nên cuối cùng ly hôn với Josephine.
Sau đó, hoàng đế Napoleon cưới công chúa nước Áo là Marie Louise. Trong cuộc hôn nhân này, nhà vua lừng lẫy nước Pháp đã có người thừa kế - hoàng tử Napoleon Francis Joseph Charles (trong ảnh).
Sinh năm 1811, Napoleon Francis Joseph Charles còn được gọi Napoleon II. Ngay từ từ mới lọt lòng, ông mang tước hiệu Roi de Rome. Từ năm 1818, ông trở thành Công tước xứ Reichstadt. Trong khi đó, người dân Pháp thường gọi Napoleon Francis Joseph Charles với danh xưng “Đại bàng con”.
Trong thời gian từ năm 1814 - 1815, Napoleon Francis Joseph Charles được vua cha nhường ngôi 2 lần. Cụ thể, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte ký đơn thoái vị ngày 11/4/1814 sau 10 năm cai trị nước Pháp và nhường ngôi cho con trai.
Sau đó, Napoleon Bonaparte "lội ngược dòng" một cách ngoạn mục khi trở lại ngôi vua vào năm 1815. Tuy nhiên, ông chỉ nắm quyền trong 100 ngày. Sau thất bại lịch sử ở Waterloo, Napoleon thoái vị vào ngày 22/6/1815 và nhường ngôi cho con trai.
Tuy nhiên, Napoleon Francis Joseph Charles - con trai của hoàng đế Napoleon chưa bao giờ thực sự trị vì nước Pháp dù được vua cha 2 lần nhường ngôi.
Từ năm 1815, Napoleon Francis Joseph Charles sống tại Áo. Ông sống tại đó cho đến khi qua đời vào ngày 22/7/1832. Con trai hoàng đế Napoleon khi ấy mới 21 tuổi. Nguyên nhân tử vong của Napoleon II là bệnh lao phổi.
Vào thời điểm tử vong, Napoleon II không có con nối dõi. Điều này có nghĩa hoàng đế Napoleon Bonaparte không còn hậu duệ trực tiếp.
Mời độc giả xem video: Tháp Eiffel - Biểu tượng nước Pháp tròn 130 tuổi. Nguồn: THĐT1.