Tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, nhà Đốc Phủ Hải được coi là dinh thự cổ tráng lệ và nổi tiếng bậc nhất tỉnh Tiền Giang. Phía sau công trình này là một câu chuyện lịch sử đặc biệt mà không phải ai củng biết đến.Lịch sử của tòa dinh thự bắt đầu vào năm 1860. Khi đó, bà Trần Thị Sanh (1820 – 1882) đã xây dựng cho xây dựng tại đây một ngôi nhà chữ đinh ba gian lợp lá và chuyển đến sinh sống. Theo các tư liệu lịch sử, bà Sanh là em họ (con cô) của thái hậu Từ Dụ, mẹ vua Tự Đức.Bà Sanh có một đời chồng là ông Dương Tấn Bổn. Được hưởng của hồi môn của hai gia đình có thế lực, hai vợ chồng nắm trong tay những cơ sở buôn bán lúa gạo lớn, khai khẩn nhiều ruộng đất, giao thương với cả các nước trong vùng, được biết đến như những người giàu nhất Gò Công.Hai năm sau khi người chồng đầu tiên mất, tại ngôi nhà ngày nay được biết đến với tên gọi nhà Đốc Phủ Hải, bà Sanh đã gặp Trương Định - vị thủ lĩnh chống Pháp lỗi lạc. Đồng cảm với ý chí của người anh hùng, bà Sanh về làm hầu thiếp cho ông, nên dân gian còn gọi bà là bà Hầu.Bà Sanh đã dùng tiền của mình để mua lúa gạo, nhờ Trương Định đem cứu tế dân, quy tụ dân đi khai khẩn đất đai, rèn vũ khí, tích trữ lương thực cho nghĩa quân.Có trong tay 500 ha đất, bà đã giúp Trương Định xây dựng căn cứ Tân Hòa và nhiều đồn lũy rải khắp khu vực, trở thành trung tâm chống giặc Pháp đầu tiên ở Nam kỳ.Có giai thoại kể rằng từ kinh đô Huế, Hoàng Thái hậu Từ Dũ khéo léo sắp xếp cho bà Sanh làm vợ lẽ Trương Định với dụng tâm: Qua bà Sanh, ông Định có được nguồn lực nuôi quân đánh Pháp, giữ đất Gò Công, chính là nơi nhau rốn của Hoàng Thái hậu.Nhưng quãng thời gian bà Trần Thị Sanh ở bên Trương Định ngắn chẳng tày gang. Năm 1864, vị anh hùng họ Trương đã tuẫn tiết sau khi bị Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp.Trong tâm trạng đau đớn, bà Sanh đem xác chồng về chôn tại Gò Công. Sau dó bà vào chùa quy y và giao quyền trông nom, quán xuyến ngôi nhà cho Dương Thị Hương (con riêng của bà) và rể là Tri huyện Trường Bình.Vào khoảng năm 1880-1885, Tri huyện Trường Bình chán cảnh quan trường về hưu. Ông cho tôn tạo lại ngôi nhà này khang trang, thoáng mát để dưỡng già. Khi ông bà qua đời, ngôi nhà này tiếp tục để cho con gái là Huỳnh Thị Diệu và chồng là Nguyễn Văn Hải.Ông Hải làm chức Đốc phủ sứ, nên ngôi nhà được dân địa phương gọi là nhà Đốc Phủ Hải. Ông đã xây dựng thêm tiền sảnh theo kiểu Roman và xây hai nhà vuông hai bên để người làm cùng ở. Đến năm 1909-1917, ngôi nhà được tu bổ, thêm phần bề thế.Trải qua thăng trầm thời cuộc, nhà Đốc phủ Hải vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn đến gày nay, được coi là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ.Trong tòa dinh thự lịch sử còn lưu giữ nhiều đồ dùng quí hiếm như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam… phản ánh đời sống của giới thượng lưu Nam Bộ đầu thế kỷ 20.Vào năm 1994, nhà Đốc Phủ Hải đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.
Tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, nhà Đốc Phủ Hải được coi là dinh thự cổ tráng lệ và nổi tiếng bậc nhất tỉnh Tiền Giang. Phía sau công trình này là một câu chuyện lịch sử đặc biệt mà không phải ai củng biết đến.
Lịch sử của tòa dinh thự bắt đầu vào năm 1860. Khi đó, bà Trần Thị Sanh (1820 – 1882) đã xây dựng cho xây dựng tại đây một ngôi nhà chữ đinh ba gian lợp lá và chuyển đến sinh sống. Theo các tư liệu lịch sử, bà Sanh là em họ (con cô) của thái hậu Từ Dụ, mẹ vua Tự Đức.
Bà Sanh có một đời chồng là ông Dương Tấn Bổn. Được hưởng của hồi môn của hai gia đình có thế lực, hai vợ chồng nắm trong tay những cơ sở buôn bán lúa gạo lớn, khai khẩn nhiều ruộng đất, giao thương với cả các nước trong vùng, được biết đến như những người giàu nhất Gò Công.
Hai năm sau khi người chồng đầu tiên mất, tại ngôi nhà ngày nay được biết đến với tên gọi nhà Đốc Phủ Hải, bà Sanh đã gặp Trương Định - vị thủ lĩnh chống Pháp lỗi lạc. Đồng cảm với ý chí của người anh hùng, bà Sanh về làm hầu thiếp cho ông, nên dân gian còn gọi bà là bà Hầu.
Bà Sanh đã dùng tiền của mình để mua lúa gạo, nhờ Trương Định đem cứu tế dân, quy tụ dân đi khai khẩn đất đai, rèn vũ khí, tích trữ lương thực cho nghĩa quân.
Có trong tay 500 ha đất, bà đã giúp Trương Định xây dựng căn cứ Tân Hòa và nhiều đồn lũy rải khắp khu vực, trở thành trung tâm chống giặc Pháp đầu tiên ở Nam kỳ.
Có giai thoại kể rằng từ kinh đô Huế, Hoàng Thái hậu Từ Dũ khéo léo sắp xếp cho bà Sanh làm vợ lẽ Trương Định với dụng tâm: Qua bà Sanh, ông Định có được nguồn lực nuôi quân đánh Pháp, giữ đất Gò Công, chính là nơi nhau rốn của Hoàng Thái hậu.
Nhưng quãng thời gian bà Trần Thị Sanh ở bên Trương Định ngắn chẳng tày gang. Năm 1864, vị anh hùng họ Trương đã tuẫn tiết sau khi bị Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp.
Trong tâm trạng đau đớn, bà Sanh đem xác chồng về chôn tại Gò Công. Sau dó bà vào chùa quy y và giao quyền trông nom, quán xuyến ngôi nhà cho Dương Thị Hương (con riêng của bà) và rể là Tri huyện Trường Bình.
Vào khoảng năm 1880-1885, Tri huyện Trường Bình chán cảnh quan trường về hưu. Ông cho tôn tạo lại ngôi nhà này khang trang, thoáng mát để dưỡng già. Khi ông bà qua đời, ngôi nhà này tiếp tục để cho con gái là Huỳnh Thị Diệu và chồng là Nguyễn Văn Hải.
Ông Hải làm chức Đốc phủ sứ, nên ngôi nhà được dân địa phương gọi là nhà Đốc Phủ Hải. Ông đã xây dựng thêm tiền sảnh theo kiểu Roman và xây hai nhà vuông hai bên để người làm cùng ở. Đến năm 1909-1917, ngôi nhà được tu bổ, thêm phần bề thế.
Trải qua thăng trầm thời cuộc, nhà Đốc phủ Hải vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn đến gày nay, được coi là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ.
Trong tòa dinh thự lịch sử còn lưu giữ nhiều đồ dùng quí hiếm như tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam… phản ánh đời sống của giới thượng lưu Nam Bộ đầu thế kỷ 20.
Vào năm 1994, nhà Đốc Phủ Hải đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.