Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Wed114.
Trong lịch sử y học Trung Quốc, Nhiệm Tích Canh không phải là nhân vật kiệt xuất về y thuật nhưng ông là “nhân chứng” đặc biệt vì đã sống đúng thời điểm lịch sử đặc biệt. Bản thân ông vừa kinh qua thời kỳ cầm quyền của bà thái hậu nổi tiếng lịch sử Từ Hi vừa kinh qua thời kỳ trị vì của Quang Tự và cũng là người cuối cùng rời khỏi viện Thái Y khi chế độ vương quyền bị phế bỏ. Và điều vô cùng đặc biệt ông đã ghi chép nhật ký một cách chi tiết những việc mình đã từng trải qua.
Theo ghi chép trong nhật kí của Nhiệm Tích Canh, vị trí của viện Thái y triều Thanh nằm ở ngõ Đông Giao Dân hiện nay.
Cơ cấu trong viện thái y triều Thanh được tiếp nối từ triều Minh. Người có quyền cao nhất trong viện là viện sử với hàng ngũ phẩm. Dưới viện sử là tả viện phán, hữu viện phán, tiếp đó là các ngự y. Ngự y là quan chính bát phẩm, dưới ngự y còn có lại mục, viện sĩ, viện sinh và họ đều được gọi chung là thái y.
Quang Tự sơ niên, Nhiệm Tích Canh mới 20 tuổi bắt đầu bước chân vào viện Thái y và bắt đầu từ việc của người có chức vụ thấp kém nhất. Ông là người có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, tuy không được thăng quan tiến chức nhưng nghe nói viện sử đương thời Trương Trung Nguyên vô cùng yêu quý và tin tưởng Nhiệm Tích Canh nên đã giao cho ông một đặc quyền được giữ con ấn của viện Thái y.
Theo ghi chép trong nhật ký của ông, năm thứ hai Quang Tự chính phủ nhà Thanh bắt đầu cấm các ngự y không được dùng thuật châm kim trên thân thể của hoàng thượng. Nguyên nhân là do việc hoàng thượng phải khỏa thân trước mặt ngự y là việc làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm của hoàng thượng, cũng chính lệnh cấm này đã khiến thuật châm cứu dần bị mai một.
Trong nhật ký của ông cũng có ghi chép về vài lần thăm bệnh cho hoàng đế Quang Tự. Theo những ghi chép này cho thấy bệnh của Quang Tự chuẩn đoán là tâm bệnh bởi trước khi bị giam cầm, Quang Tự có một sức khỏe rất tốt. Nhưng sau 10 năm bị giam lỏng, đã có đến hơn 900 lần phải mới ngự y đến bắt mạch chuẩn đoán bệnh cho hoàng đế. Trong nhật ký của Ngự y đương thời Nhiệm Tích Canh cũng ghi chép lại một số đơn thuốc đã từng kê cho Quang Tự.
Đương nhiên, người khám bệnh cho thái hậu và hoàng thượng thường là một nhóm người từ 3 đến 6 người có y thuật cao siêu thường là do do viện sử, viện phán cùng hội chẩn bắt mạch. Phương thức bắt mạch thường hai người một lần, mỗi người một tay, sau đó đổi tiếp hai người khác. Sau cùng mọi người đưa ra những chuẩn đoán của mình và cùng nhau hội chuẩn để đưa đến sự thống nhất và kê đơn thuốc.Ảnh minh họa, nguồn ảnh: Weixinyidu.
Bên cạnh thái hậu và hoàng thượng cũng luôn có thái giám hoặc cung nữ am hiểu về y thuật. Họ là người sẽ trực tiếp sắc thuốc và chăm sóc người bệnh nên cũng có lúc họ căn cứ vào tình trạng thực tế của người bệnh để tăng giảm các đơn thuốc cho phù hợp.
Sau khi thuốc sắc xong một phần thường cho các ngự y nếm thử, một phần lập tức phải được bảo quản nghiêm ngặt. Nếu thuốc thử không có vấn đề gì lập tức được dâng lên.
Do cuối triều Thanh, sự du nhập của Tây y cũng bắt đầu hưng thịnh nên từ đời Khang Hi đông y bắt đầu đã có dấu hiệu suy yếu. Chính bản thân Khang Hi mắc chứng bệnh sốt rét chữa bằng đông y lâu ngày không khỏi nhưng cuối cùng đã khỏi bằng thuốc tây.
Cùng từ đó, dưới sự quảng bá của Khang Hi, người Trung Quốc bắt đầu học Tây y nhưng phải đến thời Nhiệm Tích Canh khi trị bệnh cho Quang Tự mới bắt đầu sử dụng phương pháp đông tây y kết hợp.
Viện Sử Trương Trung Nguyên từng đề nghị thiết lập khoa tây y học trong viện Thái Y vào năm 37 Quang Tự và được Từ Hi thái hậu phê chuẩn. Nhưng trên thực tế thời điểm này triều đình nhà Thanh đã suy thoái, thực lực kinh tế không còn mạnh nên cuối cùng việc đó đã không thực hiện được.
Sau khi Nhiệm Tích Canh rời viện Thái y trở thành một thường dân, ngoài việc tiếp tục hành nghề y, phần lớn thời gian còn lại ông dành để sắp xếp và chỉnh lý lại những sổ ghi chép nhật ký của mình. Tập nhật ký này là tư liệu vô giá giúp hậu thế có thể hiểu thêm về đời sống bí ẩn trong thâm cung xưa.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Wed114.
Trong lịch sử y học Trung Quốc, Nhiệm Tích Canh không phải là nhân vật kiệt xuất về y thuật nhưng ông là “nhân chứng” đặc biệt vì đã sống đúng thời điểm lịch sử đặc biệt. Bản thân ông vừa kinh qua thời kỳ cầm quyền của bà thái hậu nổi tiếng lịch sử Từ Hi vừa kinh qua thời kỳ trị vì của Quang Tự và cũng là người cuối cùng rời khỏi viện Thái Y khi chế độ vương quyền bị phế bỏ. Và điều vô cùng đặc biệt ông đã ghi chép nhật ký một cách chi tiết những việc mình đã từng trải qua.
Theo ghi chép trong nhật kí của Nhiệm Tích Canh, vị trí của viện Thái y triều Thanh nằm ở ngõ Đông Giao Dân hiện nay.
Cơ cấu trong viện thái y triều Thanh được tiếp nối từ triều Minh. Người có quyền cao nhất trong viện là viện sử với hàng ngũ phẩm. Dưới viện sử là tả viện phán, hữu viện phán, tiếp đó là các ngự y. Ngự y là quan chính bát phẩm, dưới ngự y còn có lại mục, viện sĩ, viện sinh và họ đều được gọi chung là thái y.
Quang Tự sơ niên, Nhiệm Tích Canh mới 20 tuổi bắt đầu bước chân vào viện Thái y và bắt đầu từ việc của người có chức vụ thấp kém nhất. Ông là người có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, tuy không được thăng quan tiến chức nhưng nghe nói viện sử đương thời Trương Trung Nguyên vô cùng yêu quý và tin tưởng Nhiệm Tích Canh nên đã giao cho ông một đặc quyền được giữ con ấn của viện Thái y.
Theo ghi chép trong nhật ký của ông, năm thứ hai Quang Tự chính phủ nhà Thanh bắt đầu cấm các ngự y không được dùng thuật châm kim trên thân thể của hoàng thượng. Nguyên nhân là do việc hoàng thượng phải khỏa thân trước mặt ngự y là việc làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm của hoàng thượng, cũng chính lệnh cấm này đã khiến thuật châm cứu dần bị mai một.
Trong nhật ký của ông cũng có ghi chép về vài lần thăm bệnh cho hoàng đế Quang Tự. Theo những ghi chép này cho thấy bệnh của Quang Tự chuẩn đoán là tâm bệnh bởi trước khi bị giam cầm, Quang Tự có một sức khỏe rất tốt. Nhưng sau 10 năm bị giam lỏng, đã có đến hơn 900 lần phải mới ngự y đến bắt mạch chuẩn đoán bệnh cho hoàng đế. Trong nhật ký của Ngự y đương thời Nhiệm Tích Canh cũng ghi chép lại một số đơn thuốc đã từng kê cho Quang Tự.
Đương nhiên, người khám bệnh cho thái hậu và hoàng thượng thường là một nhóm người từ 3 đến 6 người có y thuật cao siêu thường là do do viện sử, viện phán cùng hội chẩn bắt mạch. Phương thức bắt mạch thường hai người một lần, mỗi người một tay, sau đó đổi tiếp hai người khác. Sau cùng mọi người đưa ra những chuẩn đoán của mình và cùng nhau hội chuẩn để đưa đến sự thống nhất và kê đơn thuốc.
Ảnh minh họa, nguồn ảnh: Weixinyidu.
Bên cạnh thái hậu và hoàng thượng cũng luôn có thái giám hoặc cung nữ am hiểu về y thuật. Họ là người sẽ trực tiếp sắc thuốc và chăm sóc người bệnh nên cũng có lúc họ căn cứ vào tình trạng thực tế của người bệnh để tăng giảm các đơn thuốc cho phù hợp.
Sau khi thuốc sắc xong một phần thường cho các ngự y nếm thử, một phần lập tức phải được bảo quản nghiêm ngặt. Nếu thuốc thử không có vấn đề gì lập tức được dâng lên.
Do cuối triều Thanh, sự du nhập của Tây y cũng bắt đầu hưng thịnh nên từ đời Khang Hi đông y bắt đầu đã có dấu hiệu suy yếu. Chính bản thân Khang Hi mắc chứng bệnh sốt rét chữa bằng đông y lâu ngày không khỏi nhưng cuối cùng đã khỏi bằng thuốc tây.
Cùng từ đó, dưới sự quảng bá của Khang Hi, người Trung Quốc bắt đầu học Tây y nhưng phải đến thời Nhiệm Tích Canh khi trị bệnh cho Quang Tự mới bắt đầu sử dụng phương pháp đông tây y kết hợp.
Viện Sử Trương Trung Nguyên từng đề nghị thiết lập khoa tây y học trong viện Thái Y vào năm 37 Quang Tự và được Từ Hi thái hậu phê chuẩn. Nhưng trên thực tế thời điểm này triều đình nhà Thanh đã suy thoái, thực lực kinh tế không còn mạnh nên cuối cùng việc đó đã không thực hiện được.
Sau khi Nhiệm Tích Canh rời viện Thái y trở thành một thường dân, ngoài việc tiếp tục hành nghề y, phần lớn thời gian còn lại ông dành để sắp xếp và chỉnh lý lại những sổ ghi chép nhật ký của mình. Tập nhật ký này là tư liệu vô giá giúp hậu thế có thể hiểu thêm về đời sống bí ẩn trong thâm cung xưa.