“Ánh sáng vĩnh hằng trong những ngôi cổ mộ hàng ngàn năm tuổi sẽ không bao giờ tắt”, câu nói này bắt nguồn từ những kẻ trộm mộ.Những ngôi mộ cổ dưới lòng đất, nơi mà ánh mặt trời không thể chiếu đến, của các bậc đế vương thời xưa thường là mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Chúng muốn vào bên trong mộ để lấy đi những bảo vật, vàng bạc, châu báu được tùy táng cùng người quá cố.Thế nhưng, những kẻ trộm mộ trở nên kinh hãi tột độ khi thấy những ngọn đèn vẫn sáng cháy rực dù trải qua hàng nghìn năm. Làm thế nào mà những ngọn đèn lại có thể cháy hàng nghìn năm mà trong một môi trường kín gió, không có ôxi?Ở Trung Quốc, có nhiều ghi chép về những chiếc đèn luôn sáng, trong đó được biết đến nhiều nhất là chiếc đèn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Theo “Sử ký” có ghi chiếc đèn lồng sáng mãi trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được làm bằng dầu cá của nàng tiên cá trong truyền thuyết.Các chuyên gia cũng phát hiện một ngọn đèn như vậy ở trong mộ của Pallas - con trai hoàng đế La Mã Evandra vào năm 1400 sau công nguyên. Theo đó, ngọn đèn được xác định đã cháy trong hơn 2.000 năm. Dù không có người cho thêm bất cứ lượng dầu nào trong nhiều năm nhưng ngọn đèn vẫn cháy.Khi vua Henry VIII của Anh khai quật lăng mộ của Hoàng đế La Mã Constantine vào năm 1543, ông cũng nhận thấy một trong những ngọn đèn trong lăng mộ vẫn còn cháy, nhưng chủ nhân của ngôi mộ đã qua đời vào năm 300 sau Công nguyên. Như vậy, ngọn đèn đã cháy suốt 1200 năm.Còn rất nhiều những phát hiện khác về những ngọn đèn cháy sáng cả trăm, nghìn năm trong các môi mộ cổ. Liệu điều này có thật sự khả thi?Chúng ta đều biết, oxi là chất cần thiết để duy trì sự cháy. Trong những ngôi mộ cổ kín bưng vậy thì liệu có đủ oxi để duy trì sự cháy cả ngàn năm?Để làm sáng tỏ bí ẩn về ngọn đèn bất tử của ngôi mộ cổ hàng nghìn năm, Simon Affik, người Mỹ, sau 31 năm nghiên cứu và hơn 700 lần thử nghiệm đã đưa ra lời giải thích.Sau khi nghiên cứu, ông phát hiện ra rằng chất của đèn lồng trong ngôi mộ là hỗn hợp của phốt pho màu vàng và các chất dễ cháy khác. Vì vậy khi đèn bị tắt, chỉ cần gặp phải một lượng không khí nhất định, đèn sẽ tự cháy và sáng trở lại.Điều này lí giải cho việc hàng nghìn năm sau, khi kẻ trộm mộ mở lăng mộ, oxi sẽ theo đó vào trong, sau khi tiếp xúc với khí cháy, những ngọn đèn trong lăng mộ sẽ tự cháy dưới tác dụng của oxi. Vì vậy, ánh sáng vĩnh hằng trong ngôi mộ cổ không tồn tại qua hàng nghìn năm, bị dập tắt khi lượng dưỡng khí trong mộ cạn kiệt, nhưng lại được thắp sáng khi mở cửa mộ.Vì vậy, ánh sáng vĩnh hằng trong ngôi mộ cổ không tồn tại qua hàng nghìn năm, chúng bị dập tắt khi lượng không khí trong mộ cạn kiệt, nhưng lại được thắp sáng khi mở cửa mộ.
“Ánh sáng vĩnh hằng trong những ngôi cổ mộ hàng ngàn năm tuổi sẽ không bao giờ tắt”, câu nói này bắt nguồn từ những kẻ trộm mộ.
Những ngôi mộ cổ dưới lòng đất, nơi mà ánh mặt trời không thể chiếu đến, của các bậc đế vương thời xưa thường là mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Chúng muốn vào bên trong mộ để lấy đi những bảo vật, vàng bạc, châu báu được tùy táng cùng người quá cố.
Thế nhưng, những kẻ trộm mộ trở nên kinh hãi tột độ khi thấy những ngọn đèn vẫn sáng cháy rực dù trải qua hàng nghìn năm. Làm thế nào mà những ngọn đèn lại có thể cháy hàng nghìn năm mà trong một môi trường kín gió, không có ôxi?
Ở Trung Quốc, có nhiều ghi chép về những chiếc đèn luôn sáng, trong đó được biết đến nhiều nhất là chiếc đèn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Theo “Sử ký” có ghi chiếc đèn lồng sáng mãi trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được làm bằng dầu cá của nàng tiên cá trong truyền thuyết.
Các chuyên gia cũng phát hiện một ngọn đèn như vậy ở trong mộ của Pallas - con trai hoàng đế La Mã Evandra vào năm 1400 sau công nguyên. Theo đó, ngọn đèn được xác định đã cháy trong hơn 2.000 năm. Dù không có người cho thêm bất cứ lượng dầu nào trong nhiều năm nhưng ngọn đèn vẫn cháy.
Khi vua Henry VIII của Anh khai quật lăng mộ của Hoàng đế La Mã Constantine vào năm 1543, ông cũng nhận thấy một trong những ngọn đèn trong lăng mộ vẫn còn cháy, nhưng chủ nhân của ngôi mộ đã qua đời vào năm 300 sau Công nguyên. Như vậy, ngọn đèn đã cháy suốt 1200 năm.
Còn rất nhiều những phát hiện khác về những ngọn đèn cháy sáng cả trăm, nghìn năm trong các môi mộ cổ. Liệu điều này có thật sự khả thi?
Chúng ta đều biết, oxi là chất cần thiết để duy trì sự cháy. Trong những ngôi mộ cổ kín bưng vậy thì liệu có đủ oxi để duy trì sự cháy cả ngàn năm?
Để làm sáng tỏ bí ẩn về ngọn đèn bất tử của ngôi mộ cổ hàng nghìn năm, Simon Affik, người Mỹ, sau 31 năm nghiên cứu và hơn 700 lần thử nghiệm đã đưa ra lời giải thích.
Sau khi nghiên cứu, ông phát hiện ra rằng chất của đèn lồng trong ngôi mộ là hỗn hợp của phốt pho màu vàng và các chất dễ cháy khác. Vì vậy khi đèn bị tắt, chỉ cần gặp phải một lượng không khí nhất định, đèn sẽ tự cháy và sáng trở lại.
Điều này lí giải cho việc hàng nghìn năm sau, khi kẻ trộm mộ mở lăng mộ, oxi sẽ theo đó vào trong, sau khi tiếp xúc với khí cháy, những ngọn đèn trong lăng mộ sẽ tự cháy dưới tác dụng của oxi. Vì vậy, ánh sáng vĩnh hằng trong ngôi mộ cổ không tồn tại qua hàng nghìn năm, bị dập tắt khi lượng dưỡng khí trong mộ cạn kiệt, nhưng lại được thắp sáng khi mở cửa mộ.
Vì vậy, ánh sáng vĩnh hằng trong ngôi mộ cổ không tồn tại qua hàng nghìn năm, chúng bị dập tắt khi lượng không khí trong mộ cạn kiệt, nhưng lại được thắp sáng khi mở cửa mộ.