1. Hình ảnh những đàn sư tử biển chen chúc trên các vách đá ở vùng biển xứ lạnh được coi là một trong những khung cảnh ấn tượng nhất của thế giới động vật. Thật thú vị khi hình ảnh này lại được tái hiện ở bãi đá "sư tử biển" ở xã Vần Chải trên cao nguyên đá Đồng Văn.Khác với cảnh tượng "rừng đá" lởm chởm góc cạnh quen thuộc ở cao nguyên đá, những phiến đá ở nơi đây có hình thù thuôn dài, mềm mại như tấm lưng của sư tử biển, nằm san sát và cùng hướng với nhau như một đàn sư tử biển đang tắm nắng.Theo các nhà địa chất, cảnh quan "đàn sư tử biển Vần Chải" gợi mở về môi trường biển hình thành nên loại đá vôi có tuổi cách ngày nay khoảng 385 - 358 triệu năm ở khu vực. Đây là một tập đá vôi phân lớp khá dày, màu xám sáng, tinh khiết hơn so với những tập đá vôi phân lớp mỏng hơn ở khu vực lân cận.Đặc tính của đá và đặc điểm các lực kiến tạo đã tạo ra một hệ thống khe nứt đẳng hướng, vuông góc với mặt lớp, thúc đẩy quá trình phong hóa, rửa lũa và bóc mòn đá vôi, tạo nên di sản địa mạo đặc sắc này.2. Cũng nằm ở xã Vần Chải, có một địa điểm độc đáo được các nhà khoa học gọi là Sách đá Vần Chải. Đây là một vùng kiến tạo địa chất đặc biệt gồm những tập đá đơn nghiêng nằm xếp lên nhau thành tầng tầng lớp lớp.Nhìn từ xa cảnh quan địa chất này trông như những trang giấy khổng lồ của một cuốn sách cổ xưa được viết nên bởi Trái đất. Theo các nhà khoa học, khoảng 416 triệu năm trước đây, khu vực Sách đá Vần Chải vẫn đang ngập sâu dưới mực nước biển.Những loại đá trầm tích carbonat hình thành nên cảnh quan hiện tại đã được hình thành dưới đáy biển sâu với độ dày hàng trăm mét. Sau đó, nhờ lực kiến tạo, chúng được nâng lên với biên độ khác nhau, rồi bị xói mòn, để lộ ra những sườn núi trông như "những trang sách đá".Ngày nay, các nhà khoa học đã và đang lật giở từng trang "sách đá" này để xác lập lại môi trường hình thành đá, đặc điểm cổ khí hậu, cổ sinh v..v, làm sáng tỏ lịch sử phát triển của vỏ trái đất ở khu vực này trong quá khứ.3. "Địa hình mặt trăng" là tên gọi của một dạng cảnh quan đặc biệt xuất hiện tại một số khu vực trên cao nguyên đá Đồng Văn. Dạng địa hình này được tạo nên bởi các dãy núi đá vôi bị phong hóa, trên bề mặt hầu như không có lớp phủ thực vật, các tảng, khối đá phủ khắp bề mặt sườn núi.Hàng trăm nghìn phiến đá lởm chởm sắc nhọn nằm chen chúc nhau tạo nên các "hoang mạc đá" trải dài hút tầm mắt. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khốc liệt khiến nhiều người ngỡ như mình đã lạc đến Mặt trăng.Theo các nhà địa chất, "địa hình mặt trăng" được tạo nên bởi quá trình karst (ăn mòn đá vôi) trong hàng triệu năm. Đặc biệt, dạng địa hình này chỉ xuất hiện từ độ cao 1.300m trở lên, nhiều nhất là trong khoảng 1.500 – 1.700m, do tuân theo quy luật phân hóa đai cao của khí hậu.Cảnh quan có một không hai này có thể được quan sát rõ ràng nhất trên cung đường ô tô từ ngã ba Sáng Ngài tới xã Sảng Tủng, trong hành trình từ thị trấn Yên Minh đến thị trấn Đồng Văn. Đây cũng được coi là một cung đường vàng cho những người mê du lịch.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
1. Hình ảnh những đàn sư tử biển chen chúc trên các vách đá ở vùng biển xứ lạnh được coi là một trong những khung cảnh ấn tượng nhất của thế giới động vật. Thật thú vị khi hình ảnh này lại được tái hiện ở bãi đá "sư tử biển" ở xã Vần Chải trên cao nguyên đá Đồng Văn.
Khác với cảnh tượng "rừng đá" lởm chởm góc cạnh quen thuộc ở cao nguyên đá, những phiến đá ở nơi đây có hình thù thuôn dài, mềm mại như tấm lưng của sư tử biển, nằm san sát và cùng hướng với nhau như một đàn sư tử biển đang tắm nắng.
Theo các nhà địa chất, cảnh quan "đàn sư tử biển Vần Chải" gợi mở về môi trường biển hình thành nên loại đá vôi có tuổi cách ngày nay khoảng 385 - 358 triệu năm ở khu vực. Đây là một tập đá vôi phân lớp khá dày, màu xám sáng, tinh khiết hơn so với những tập đá vôi phân lớp mỏng hơn ở khu vực lân cận.
Đặc tính của đá và đặc điểm các lực kiến tạo đã tạo ra một hệ thống khe nứt đẳng hướng, vuông góc với mặt lớp, thúc đẩy quá trình phong hóa, rửa lũa và bóc mòn đá vôi, tạo nên di sản địa mạo đặc sắc này.
2. Cũng nằm ở xã Vần Chải, có một địa điểm độc đáo được các nhà khoa học gọi là Sách đá Vần Chải. Đây là một vùng kiến tạo địa chất đặc biệt gồm những tập đá đơn nghiêng nằm xếp lên nhau thành tầng tầng lớp lớp.
Nhìn từ xa cảnh quan địa chất này trông như những trang giấy khổng lồ của một cuốn sách cổ xưa được viết nên bởi Trái đất. Theo các nhà khoa học, khoảng 416 triệu năm trước đây, khu vực Sách đá Vần Chải vẫn đang ngập sâu dưới mực nước biển.
Những loại đá trầm tích carbonat hình thành nên cảnh quan hiện tại đã được hình thành dưới đáy biển sâu với độ dày hàng trăm mét. Sau đó, nhờ lực kiến tạo, chúng được nâng lên với biên độ khác nhau, rồi bị xói mòn, để lộ ra những sườn núi trông như "những trang sách đá".
Ngày nay, các nhà khoa học đã và đang lật giở từng trang "sách đá" này để xác lập lại môi trường hình thành đá, đặc điểm cổ khí hậu, cổ sinh v..v, làm sáng tỏ lịch sử phát triển của vỏ trái đất ở khu vực này trong quá khứ.
3. "Địa hình mặt trăng" là tên gọi của một dạng cảnh quan đặc biệt xuất hiện tại một số khu vực trên cao nguyên đá Đồng Văn. Dạng địa hình này được tạo nên bởi các dãy núi đá vôi bị phong hóa, trên bề mặt hầu như không có lớp phủ thực vật, các tảng, khối đá phủ khắp bề mặt sườn núi.
Hàng trăm nghìn phiến đá lởm chởm sắc nhọn nằm chen chúc nhau tạo nên các "hoang mạc đá" trải dài hút tầm mắt. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khốc liệt khiến nhiều người ngỡ như mình đã lạc đến Mặt trăng.
Theo các nhà địa chất, "địa hình mặt trăng" được tạo nên bởi quá trình karst (ăn mòn đá vôi) trong hàng triệu năm. Đặc biệt, dạng địa hình này chỉ xuất hiện từ độ cao 1.300m trở lên, nhiều nhất là trong khoảng 1.500 – 1.700m, do tuân theo quy luật phân hóa đai cao của khí hậu.
Cảnh quan có một không hai này có thể được quan sát rõ ràng nhất trên cung đường ô tô từ ngã ba Sáng Ngài tới xã Sảng Tủng, trong hành trình từ thị trấn Yên Minh đến thị trấn Đồng Văn. Đây cũng được coi là một cung đường vàng cho những người mê du lịch.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.