Nằm ở ranh giới hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk, hồ thủy điện Buôn Tua Srah là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất của Tây Nguyên.Hồ được hình thành từ việc ngăn dòng một khúc sông Krông Nô thuộc địa phận hai xã Nam Kar (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) để xây nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah vào năm 2009.Trước khi xây nhà máy thủy điện, nhiều khu vực trong lòng hồ vẫn là những cánh rừng rậm rạp.Vài năm sau khi công trình hoàn thành, dưới lòng hồ vẫn còn rất nhiều thân cây rừng bị chết do ngập nước.Những thân cây trơ trụi nhô lên từ mặt nước đã tạo nên một cảnh tượng đẹp ma mị cho hồ thủy điện Buôn Tua Srah.Giữa vẻ điêu tàn của thiên nhiên, sự xuất hiện của những bè nuôi cá lồng khiến khung cảnh trở nên bớt cô quạnh.Hiện tại, hồ chứa Buôn Tua Srah được coi là một điểm du lịch sinh thái giàu tiềm năng của Tây Nguyên.Từ lòng hồ, du khách có thể dùng tàu thuyền du ngoạn thăm hồ và nguợc dòng Krông Nô để ngắm các vạt rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar.Ngoài giá trịnh cảnh quan, hồ chứa với dung tích 430 trịêu m3 nước này còn cung cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta đất nông nghiệp, đem lại sinh kế cho hàng nghìn người và góp phần cải thiện điều kiện môi sinh, môi trường vốn khô cằn và bất thường của Tây Nguyên.Một số hình ảnh khác của hồ Buôn Tua Srah.
Nằm ở ranh giới hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk, hồ thủy điện Buôn Tua Srah là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất của Tây Nguyên.
Hồ được hình thành từ việc ngăn dòng một khúc sông Krông Nô thuộc địa phận hai xã Nam Kar (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) để xây nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah vào năm 2009.
Trước khi xây nhà máy thủy điện, nhiều khu vực trong lòng hồ vẫn là những cánh rừng rậm rạp.
Vài năm sau khi công trình hoàn thành, dưới lòng hồ vẫn còn rất nhiều thân cây rừng bị chết do ngập nước.
Những thân cây trơ trụi nhô lên từ mặt nước đã tạo nên một cảnh tượng đẹp ma mị cho hồ thủy điện Buôn Tua Srah.
Giữa vẻ điêu tàn của thiên nhiên, sự xuất hiện của những bè nuôi cá lồng khiến khung cảnh trở nên bớt cô quạnh.
Hiện tại, hồ chứa Buôn Tua Srah được coi là một điểm du lịch sinh thái giàu tiềm năng của Tây Nguyên.
Từ lòng hồ, du khách có thể dùng tàu thuyền du ngoạn thăm hồ và nguợc dòng Krông Nô để ngắm các vạt rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar.
Ngoài giá trịnh cảnh quan, hồ chứa với dung tích 430 trịêu m3 nước này còn cung cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta đất nông nghiệp, đem lại sinh kế cho hàng nghìn người và góp phần cải thiện điều kiện môi sinh, môi trường vốn khô cằn và bất thường của Tây Nguyên.
Một số hình ảnh khác của hồ Buôn Tua Srah.