Nói về phố cổ Hội An, trước hết phải nhắc đến những ngôi nhà cổ. Phần lớn những ngôi nhà ở nơi đây có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp.Nhiều ngôi nhà cổ có giá trị kiến trúc đặc biệt như nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Quân Thắng, nhà cổ Phùng Hưng...Những ngôi nhà cổ này không chỉ là tuyệt tác kiến trúc mà còn là chứng nhân lịch sử, phản ánh những nét văn hóa đặc sắc, lối sống thanh tao của người xưaMột số ngôi nhà cổ đã được chuyển thành bảo tàng, nơi lưu giữ những hiện vật vô giá về quy trình hình thành và phát triển của Hội An, ví dụ như Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An, vốn là ngôi nhà cổ lớn nhất Hội An.Bên cạnh những ngôi nhà phố mang phong cách Việt còn có những ngôi nhà kiểu Pháp tráng lệ. Điển hình trong số đó là tòa dinh thự ngày nay được dùng làm Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh.Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đặc sắc. Nổi bật trong số đó là hệ thống hội quán cổ của người Hoa, gồm các hội quán Phúc Kiến, Quảng Đông, Dương Thương, Hải Nam, Triều Châu.Ngoài các hội quán, Hội An còn có hệ thống đình, chùa, đền, miếu... với nhiều nét đặc sắc như chùa Ông (Quan Công miếu), đình Cẩm Phô, miếu Hy Hòa...Công trình có giá trị kiến trúc nổi bật nhất, được coi là biểu tượng của phố cổ Hội An chính là Chùa Cầu, một cây cầu có gian thờ Bắc Đế Trấn Võ ở giữa. Cây cầu đặc biệt này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17.Các nhà thờ họ cũng góp phần làm phong phú thêm cho di sản kiến trúc Hội An. Khác với nhà phố, nhà thờ họ thường có khuôn viên rộng lớn, bài trí hài hòa giữa nhà cửa và vườn cây. Các công trình tiêu biểu của loại hình kiến trúc này là nhà thờ tộc Trương, nhà thờ tộc Trần, nhà thờ tộc Nguyễn Tường.Một góc phố cổ Hội An nhìn từ trên cao.
Nói về phố cổ Hội An, trước hết phải nhắc đến những ngôi nhà cổ. Phần lớn những ngôi nhà ở nơi đây có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp.
Nhiều ngôi nhà cổ có giá trị kiến trúc đặc biệt như nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Quân Thắng, nhà cổ Phùng Hưng...
Những ngôi nhà cổ này không chỉ là tuyệt tác kiến trúc mà còn là chứng nhân lịch sử, phản ánh những nét văn hóa đặc sắc, lối sống thanh tao của người xưa
Một số ngôi nhà cổ đã được chuyển thành bảo tàng, nơi lưu giữ những hiện vật vô giá về quy trình hình thành và phát triển của Hội An, ví dụ như Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An, vốn là ngôi nhà cổ lớn nhất Hội An.
Bên cạnh những ngôi nhà phố mang phong cách Việt còn có những ngôi nhà kiểu Pháp tráng lệ. Điển hình trong số đó là tòa dinh thự ngày nay được dùng làm Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh.
Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đặc sắc. Nổi bật trong số đó là hệ thống hội quán cổ của người Hoa, gồm các hội quán Phúc Kiến, Quảng Đông, Dương Thương, Hải Nam, Triều Châu.
Ngoài các hội quán, Hội An còn có hệ thống đình, chùa, đền, miếu... với nhiều nét đặc sắc như chùa Ông (Quan Công miếu), đình Cẩm Phô, miếu Hy Hòa...
Công trình có giá trị kiến trúc nổi bật nhất, được coi là biểu tượng của phố cổ Hội An chính là Chùa Cầu, một cây cầu có gian thờ Bắc Đế Trấn Võ ở giữa. Cây cầu đặc biệt này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17.
Các nhà thờ họ cũng góp phần làm phong phú thêm cho di sản kiến trúc Hội An. Khác với nhà phố, nhà thờ họ thường có khuôn viên rộng lớn, bài trí hài hòa giữa nhà cửa và vườn cây. Các công trình tiêu biểu của loại hình kiến trúc này là nhà thờ tộc Trương, nhà thờ tộc Trần, nhà thờ tộc Nguyễn Tường.
Một góc phố cổ Hội An nhìn từ trên cao.