Đền Thủy Trung Tiên mới được khánh thành sau 2 năm phục dựng, nằm trên một đảo nhỏ ở góc phía Bắc hồ Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội). Đền còn có tên khác là Thủy Trung Từ hay đền Cẩu Nhi.Đền được nối với bờ bằng cây cầu đá bắc qua mặt hồ Trúc Bạch. Cầu dài 18m gồm năm nhịp, mỗi nhịp dài 3,6m, rộng 2,25m. Theo một tích xưa truyền lại, nơi đây từng có một di tích do vua Lý Công Uẩn cho xây để thờ cặp chó mẹ - chó con thành thần. Chó con khi sinh ra, trên lông có những đốm ghép lại thành chữ Thiên tử ứng với việc vua Lý Công Uẩn lên ngôi (vua Lý tuổi Tuất).Qua cầu đá là đến cổng tam quan. Toàn bộ kinh phí phục dựng đền Thủy Trung Tiên vào khoảng 16 tỷ đồng, 100% từ nguồn xã hội hóa.Sau khi khánh thành phục dựng, đền được xếp hạng là di tích cấp thành phố.Hình ảnh hòn đảo nơi có phế tích đền trước khi được phục dựng, năm 2015. (Ảnh: Hà Tùng Long). Năm 1980, ngôi đền cũ bị dỡ bỏ để làm sân chơi, nhà kho. Sau đó, nơi đây từng có thời gian được sử dụng làm quán giải khát. Dự án phục dựng đền được thành phố phê duyệt năm 2014, đến năm 2015 thì triển khai thực hiện.Mái đền uống cong, ngói đền là loại ngói vẩy cá theo kiến trúc đền chùa truyền thống.Điện thờ bên trong đền.Trong đền có nhiều tượng. Đặc biệt, toàn bộ tượng, chông, chân nến… được chế tác bởi các nghệ nhân làng đúc đồng Ngũ Xã nổi tiếng bên hồ Trúc Bạch.Với việc phục dựng đền Thủy Trung Tiên, không gian thơ mộng quanh hồ Trúc Bạch và đường Thanh Niên có thêm một di tích tín ngưỡng, bên cạnh hai di tích nổi tiếng là đền Quán Thánh và chùa Trấn Quốc.
Đền Thủy Trung Tiên mới được khánh thành sau 2 năm phục dựng, nằm trên một đảo nhỏ ở góc phía Bắc hồ Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội). Đền còn có tên khác là Thủy Trung Từ hay đền Cẩu Nhi.
Đền được nối với bờ bằng cây cầu đá bắc qua mặt hồ Trúc Bạch. Cầu dài 18m gồm năm nhịp, mỗi nhịp dài 3,6m, rộng 2,25m. Theo một tích xưa truyền lại, nơi đây từng có một di tích do vua Lý Công Uẩn cho xây để thờ cặp chó mẹ - chó con thành thần. Chó con khi sinh ra, trên lông có những đốm ghép lại thành chữ Thiên tử ứng với việc vua Lý Công Uẩn lên ngôi (vua Lý tuổi Tuất).
Qua cầu đá là đến cổng tam quan. Toàn bộ kinh phí phục dựng đền Thủy Trung Tiên vào khoảng 16 tỷ đồng, 100% từ nguồn xã hội hóa.
Sau khi khánh thành phục dựng, đền được xếp hạng là di tích cấp thành phố.
Hình ảnh hòn đảo nơi có phế tích đền trước khi được phục dựng, năm 2015. (Ảnh: Hà Tùng Long). Năm 1980, ngôi đền cũ bị dỡ bỏ để làm sân chơi, nhà kho. Sau đó, nơi đây từng có thời gian được sử dụng làm quán giải khát. Dự án phục dựng đền được thành phố phê duyệt năm 2014, đến năm 2015 thì triển khai thực hiện.
Mái đền uống cong, ngói đền là loại ngói vẩy cá theo kiến trúc đền chùa truyền thống.
Điện thờ bên trong đền.
Trong đền có nhiều tượng. Đặc biệt, toàn bộ tượng, chông, chân nến… được chế tác bởi các nghệ nhân làng đúc đồng Ngũ Xã nổi tiếng bên hồ Trúc Bạch.
Với việc phục dựng đền Thủy Trung Tiên, không gian thơ mộng quanh hồ Trúc Bạch và đường Thanh Niên có thêm một di tích tín ngưỡng, bên cạnh hai di tích nổi tiếng là đền Quán Thánh và chùa Trấn Quốc.