Toạ lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dangrek ở khu vực biên giới Campuchia - Thái Lan, Preah Vihear được coi là một trong những ngôi đền Khmer hoành tráng nhất còn tồn tại đến nay. Theo các nghiên cứu, ngôi đền bắt đầu được xây dựng vào đầu thế kỷ 9 để thờ thần Shiva. Dưới thời các vua Suryavarman I và Suryavarman II trong các nửa đầu thế kỷ 11 và 12, ngôi đền tiếp tục được hoàn thiện và có cấu trúc như ngày nay.Toàn thể ngôi đền Preah Vihear là một kiến trúc phức hợp chạy theo trục Bắc Nam dài 800 m, bao gồm một con đường đắp cao và những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ nằm trên đỉnh khu vực đền thờ phía Nam.Khu vực xung quanh đền chính từng có nhiều thư viện và các tháp cao, nhưng hiện nay phần lớn đã bị đổ nát nghiêm trọng.Những tác phẩm điêu khắc trên đá sa thạch của ngôi đền được đánh giá là tinh xảo hiếm có.Năm 2008, ngôi đền được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.Tuy nhiên, thế giới biết đến Preah Vihear chủ yếu do cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Thái Lan và Campuchia. Do ngôi đền nằm ở một khu vực không được phân định rõ ràng trên biên giới Campuchia và Thái Lan nên tranh chấp đã xảy ra giữa 2 quốc gia trong nhiều thập niên. Sau khi Preah Vihear được công nhận là Di sản thế giới, xung đột đã nổ ra gây thương vong cho cả 2 phía. Ngày 11/11/2013, Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết rằng khu vực quanh ngôi đền cổ này thuộc về Campuchia và tuyên bố Thái Lan phải rút quân đội và cảnh sát khỏi Preah Vihea. Kể từ đó tình hình căng thẳng ở nơi đây đã trở nên lắng dịu.
Toạ lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dangrek ở khu vực biên giới Campuchia - Thái Lan, Preah Vihear được coi là một trong những ngôi đền Khmer hoành tráng nhất còn tồn tại đến nay.
Theo các nghiên cứu, ngôi đền bắt đầu được xây dựng vào đầu thế kỷ 9 để thờ thần Shiva. Dưới thời các vua Suryavarman I và Suryavarman II trong các nửa đầu thế kỷ 11 và 12, ngôi đền tiếp tục được hoàn thiện và có cấu trúc như ngày nay.
Toàn thể ngôi đền Preah Vihear là một kiến trúc phức hợp chạy theo trục Bắc Nam dài 800 m, bao gồm một con đường đắp cao và những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ nằm trên đỉnh khu vực đền thờ phía Nam.
Khu vực xung quanh đền chính từng có nhiều thư viện và các tháp cao, nhưng hiện nay phần lớn đã bị đổ nát nghiêm trọng.
Những tác phẩm điêu khắc trên đá sa thạch của ngôi đền được đánh giá là tinh xảo hiếm có.
Năm 2008, ngôi đền được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Tuy nhiên, thế giới biết đến Preah Vihear chủ yếu do cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Thái Lan và Campuchia.
Do ngôi đền nằm ở một khu vực không được phân định rõ ràng trên biên giới Campuchia và Thái Lan nên tranh chấp đã xảy ra giữa 2 quốc gia trong nhiều thập niên. Sau khi Preah Vihear được công nhận là Di sản thế giới, xung đột đã nổ ra gây thương vong cho cả 2 phía.
Ngày 11/11/2013, Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết rằng khu vực quanh ngôi đền cổ này thuộc về Campuchia và tuyên bố Thái Lan phải rút quân đội và cảnh sát khỏi Preah Vihea. Kể từ đó tình hình căng thẳng ở nơi đây đã trở nên lắng dịu.