Tại tầng 2 của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), du khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ. Với sự tham gia sáng tác của 200 họa sĩ, bức tranh panorama tái hiện trận chiến Điện Biên Phủ với hơn 4.500 nhân vật trong không gian rộng lớn của núi rừng Tây Bắc.Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132 m, cao 20,5 m, đường kính 42 m, tổng diện tích là 3.225 m². Với chất liệu acrylic trên nền vải toan, bức tranh được vẽ liên hoàn theo một vòng tròn trong không gian 360 độ, kết hợp nghệ thuật phù điêu và sắp đặt hiện vật. Đây là bức tranh tròn lớn nhất Đông Nam Á, là một trong những tác phẩm mỹ thuật lớn nhất về đề tài chiến tranh trên thế giới.Nội dung bức tranh cũng được chia thành 4 trường đoạn. Toàn dân ra trận - là trường đoạn 1 với hình ảnh trùng trùng các đoàn dân, quân thồ hàng, trèo non lội suối cung cấp lương thực cho tiền tuyến.Kế tiếp là trường đoạn Khúc dạo đầu hùng tráng - với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, như một đòn đánh phủ đầu vào quân thù, khẳng định sức mạnh pháo binh của ta.Hình ảnh bộ đội ta kéo pháo vào trận địa.Trường đoạn thứ 3 là Cuộc đối đầu lịch sử với hình ảnh hầm hào, dây thép gai, đánh giáp lá cà và hình ảnh quả bộc phá phát nổ trên đồi cao A1, cho thấy sự khốc liệt của chiến trường năm xưa.Chiến trường được các hoạ sĩ tái hiện sinh động và chân thật.Trường đoạn 4 là khung cảnh hào hùng về chiến thắng Điện Biên với những hình ảnh thể hiện sự đối lập giữa từng đoàn tù binh phía bên kia và hình ảnh từng đoàn quân của ta vùng lên, với điểm nhấn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries.Đông đảo du khách chiêm ngưỡng bức tranh đặc biệt.Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Vũ Thị Tuyết Nga, Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cho biết công ty Bảo tồn di sản văn hóa là đơn vị thiết kế trang trí bảo tàng đã đề xuất vẽ phác thảo bức tranh này. Tỉnh Điện Biên sau đó cũng đã thành lập một hội đồng nghệ thuật với những chuyên gia mỹ thuật hàng đầu của Việt Nam, tổ chức các hội thảo với sự có mặt của những cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, các nhà sử học, nhà báo để cùng tham gia đóng góp ý kiến.Theo bà Nga, năm 2021, bức tranh panorama hoàn thiện, được đưa vào phục vụ công chúng tham quan và lượng khách tới thăm bảo tàng đã tăng gấp đôi. “Bảo tàng đã có kế hoạch bố trí người tăng ca để mở cửa vào buổi tối để đáp ứng nhu cầu của du khách”, bà Nga thông tin. Ngoài ra, bức tranh đã đoạt giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.Chỉ trong tháng 3, Bảo tàng đã đón hơn 50.400 lượt khách tham quan, trong đó có nhiều đoàn cựu chiến binh các tỉnh, thành phố trong nước và cán bộ, chiến sĩ, sinh viên tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, ôn lại truyền thống lịch sử.
Tại tầng 2 của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), du khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ. Với sự tham gia sáng tác của 200 họa sĩ, bức tranh panorama tái hiện trận chiến Điện Biên Phủ với hơn 4.500 nhân vật trong không gian rộng lớn của núi rừng Tây Bắc.
Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132 m, cao 20,5 m, đường kính 42 m, tổng diện tích là 3.225 m². Với chất liệu acrylic trên nền vải toan, bức tranh được vẽ liên hoàn theo một vòng tròn trong không gian 360 độ, kết hợp nghệ thuật phù điêu và sắp đặt hiện vật. Đây là bức tranh tròn lớn nhất Đông Nam Á, là một trong những tác phẩm mỹ thuật lớn nhất về đề tài chiến tranh trên thế giới.
Nội dung bức tranh cũng được chia thành 4 trường đoạn. Toàn dân ra trận - là trường đoạn 1 với hình ảnh trùng trùng các đoàn dân, quân thồ hàng, trèo non lội suối cung cấp lương thực cho tiền tuyến.
Kế tiếp là trường đoạn Khúc dạo đầu hùng tráng - với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, như một đòn đánh phủ đầu vào quân thù, khẳng định sức mạnh pháo binh của ta.
Hình ảnh bộ đội ta kéo pháo vào trận địa.
Trường đoạn thứ 3 là Cuộc đối đầu lịch sử với hình ảnh hầm hào, dây thép gai, đánh giáp lá cà và hình ảnh quả bộc phá phát nổ trên đồi cao A1, cho thấy sự khốc liệt của chiến trường năm xưa.
Chiến trường được các hoạ sĩ tái hiện sinh động và chân thật.
Trường đoạn 4 là khung cảnh hào hùng về chiến thắng Điện Biên với những hình ảnh thể hiện sự đối lập giữa từng đoàn tù binh phía bên kia và hình ảnh từng đoàn quân của ta vùng lên, với điểm nhấn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries.
Đông đảo du khách chiêm ngưỡng bức tranh đặc biệt.
Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Vũ Thị Tuyết Nga, Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cho biết công ty Bảo tồn di sản văn hóa là đơn vị thiết kế trang trí bảo tàng đã đề xuất vẽ phác thảo bức tranh này. Tỉnh Điện Biên sau đó cũng đã thành lập một hội đồng nghệ thuật với những chuyên gia mỹ thuật hàng đầu của Việt Nam, tổ chức các hội thảo với sự có mặt của những cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, các nhà sử học, nhà báo để cùng tham gia đóng góp ý kiến.
Theo bà Nga, năm 2021, bức tranh panorama hoàn thiện, được đưa vào phục vụ công chúng tham quan và lượng khách tới thăm bảo tàng đã tăng gấp đôi. “Bảo tàng đã có kế hoạch bố trí người tăng ca để mở cửa vào buổi tối để đáp ứng nhu cầu của du khách”, bà Nga thông tin. Ngoài ra, bức tranh đã đoạt giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.
Chỉ trong tháng 3, Bảo tàng đã đón hơn 50.400 lượt khách tham quan, trong đó có nhiều đoàn cựu chiến binh các tỉnh, thành phố trong nước và cán bộ, chiến sĩ, sinh viên tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, ôn lại truyền thống lịch sử.