1. Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ và trưng bày ba chiếc ngà voi có tuổi đời trên dưới một thế kỷ, được chạm khắc hết sức tinh xảo.Ba chiếc ngà này có cùng một mô-típ tạo hình, thể hiện hình ảnh hai chiếc thuyền nối đuôi nhau. Những chiếc thuyền khắc trên ngà đều mang dáng dấp của con rồng lướt đi trên sóng nước. Hình tượng rồng được tạo tác rất sinh động.Dù có cùng mô-típ, nghệ thuật tạo hình trên mỗi chiếc ngà lại mang nét đặc sắc riêng, không chiếc nào giống chiếc nào. Kỹ thuật chạm lộng ở những tác phẩm này đã đạt đến đỉnh cao, thể hiện tay nghề điêu luyện của nghệ nhân xưa.Có lẽ ba chiếc ngà voi - thuyền rồng này từng thuộc về những gia đình quyền quý ở Hà Nội đầu thế kỷ 20, do thăng trầm của thời cuộc đã lưu lạc nhiều nơi trước khi trở thành hiện vật trong bảo tàng...2. Được giới thiệu tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức là hiện vật quý, phản ánh một khía cạnh đặc biệt trong cuộc đời của vị vua thứ tư triều Nguyễn.Nổi tiếng là ông vua hay chữ, lúc sinh thời, vua Tự Đức đã cho đúc nhiều chiếc ấn ngà tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về quan niệm sống của bậc trí thức đương thời.Ví dụ như "Hóa cửu thành đạo", nghĩa là "Dạy lâu thì thành đạo". "Học vu huấn nãi hữu hoạch", nghĩa là "Học theo phép tắc xưa mới có được kết quả". "Đọc thư bất cẩu thậm giải", nghĩa là "Đọc sách không cần suy diễn sâu xa"...Về mặt tạo hình, những chiếc ấn ngà của vua Tự Đức đều có hình rồng trên núm được chế tác rất sống động, không chiếc nào giống chiếc nào. Đây là một bộ sưu tập ấn cổ đặc sắc và hiếm có không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.3. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, mô hình Ngọ Môn bằng ngà và gỗ cẩn xà cừ là một hiện vật lịch sử đặc sắc được chế tác vào thời nhà Nguyễn.Mô hình có chiều dài khoàng 80 cm, rộng 50 cm, cao 50 cm, đặt trên một chiếc sập chân quỳ bằng gỗ, tái hiện cổng Ngọ Môn – công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Cố đô Huế – với độ chi tiết cao.Phần nền đài phía mô hình dưới có tường làm bằng gỗ cẩn xà cừ, các ô cửa làm bằng ngà. Phần lầu phía trên được làm hoàn toàn bằng ngà với hàng trăm chi tiết, được ghép vào nhau một cách chính xác.Từng chi tiết nhỏ nhất của được chạm khắc tỉ mỉ, giống với công trình nguyên mẫu nhất ở mức có thể. Độ cầu kỳ của mô hình khiến hậu thế không khỏi trầm trồ trước sự tài hoa của các nghệ nhân Việt xưa.
1. Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ và trưng bày ba chiếc ngà voi có tuổi đời trên dưới một thế kỷ, được chạm khắc hết sức tinh xảo.
Ba chiếc ngà này có cùng một mô-típ tạo hình, thể hiện hình ảnh hai chiếc thuyền nối đuôi nhau. Những chiếc thuyền khắc trên ngà đều mang dáng dấp của con rồng lướt đi trên sóng nước. Hình tượng rồng được tạo tác rất sinh động.
Dù có cùng mô-típ, nghệ thuật tạo hình trên mỗi chiếc ngà lại mang nét đặc sắc riêng, không chiếc nào giống chiếc nào. Kỹ thuật chạm lộng ở những tác phẩm này đã đạt đến đỉnh cao, thể hiện tay nghề điêu luyện của nghệ nhân xưa.
Có lẽ ba chiếc ngà voi - thuyền rồng này từng thuộc về những gia đình quyền quý ở Hà Nội đầu thế kỷ 20, do thăng trầm của thời cuộc đã lưu lạc nhiều nơi trước khi trở thành hiện vật trong bảo tàng...
2. Được giới thiệu tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức là hiện vật quý, phản ánh một khía cạnh đặc biệt trong cuộc đời của vị vua thứ tư triều Nguyễn.
Nổi tiếng là ông vua hay chữ, lúc sinh thời, vua Tự Đức đã cho đúc nhiều chiếc ấn ngà tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về quan niệm sống của bậc trí thức đương thời.
Ví dụ như "Hóa cửu thành đạo", nghĩa là "Dạy lâu thì thành đạo". "Học vu huấn nãi hữu hoạch", nghĩa là "Học theo phép tắc xưa mới có được kết quả". "Đọc thư bất cẩu thậm giải", nghĩa là "Đọc sách không cần suy diễn sâu xa"...
Về mặt tạo hình, những chiếc ấn ngà của vua Tự Đức đều có hình rồng trên núm được chế tác rất sống động, không chiếc nào giống chiếc nào. Đây là một bộ sưu tập ấn cổ đặc sắc và hiếm có không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
3. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM, mô hình Ngọ Môn bằng ngà và gỗ cẩn xà cừ là một hiện vật lịch sử đặc sắc được chế tác vào thời nhà Nguyễn.
Mô hình có chiều dài khoàng 80 cm, rộng 50 cm, cao 50 cm, đặt trên một chiếc sập chân quỳ bằng gỗ, tái hiện cổng Ngọ Môn – công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Cố đô Huế – với độ chi tiết cao.
Phần nền đài phía mô hình dưới có tường làm bằng gỗ cẩn xà cừ, các ô cửa làm bằng ngà. Phần lầu phía trên được làm hoàn toàn bằng ngà với hàng trăm chi tiết, được ghép vào nhau một cách chính xác.
Từng chi tiết nhỏ nhất của được chạm khắc tỉ mỉ, giống với công trình nguyên mẫu nhất ở mức có thể. Độ cầu kỳ của mô hình khiến hậu thế không khỏi trầm trồ trước sự tài hoa của các nghệ nhân Việt xưa.