Làng đá Khuổi Ky là tên của một ngôi làng khá đặc biệt trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), nằm bên tỉnh lộ 206, trên đường vào khám phá động Ngườm Ngao.Làng có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 10.000m2, dựa lưng vào núi đá, phía trước là dòng suối Khuổi Ky.Những ngôi nhà sàn một thời mang dáng dấp của nhà Mạc đã ít nhiều chìm vào lãng quên. Ngược thời gian vào những năm 1594-1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách bảo vệ đất nước, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị chỉ dành riêng cho những bậc quyền quý.Khuổi Kỵ nổi tiếng với cái tên “làng đá” và tục thờ thần đá độc đáo vùng biên giới. (Ảnh: Đường vào làng Khuổi Ky).Trải qua những thăng trầm của lịch sử, giờ đây trong tâm thức người Tày ở Cao Bằng “thần đá” vẫn gắn bó và tồn tại trong ý niệm của họ.Đến nay Khuổi Ky vẫn là một miền thiêng – nơi cất giữ những nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần truyền thống qua bao thế hệ.Ở nơi đây, đá được sử dụng rất nhiều trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc. Nhà được xây bằng đá, vách đá móng được làm bằng đá hộc, chân tảng cũng được làm bằng đá và gia công lại. Đá cũng được sử dụng trong các công trình khác như hàng rào, đập nước, cối xay, bếp lò…Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá. Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.Hồn của đá đồng điệu với tấm lòng chịu thương, chịu khó của đồng bào dân tộc nơi đây.Giữa vùng biên cương, những ngôi nhà sàn đá vẫn bền bỉ, kiên trì, bao bọc, chở che những con người hiền lành, chất phác.Những người dân bình dị, chất phác ở làng đá Khuổi Ky.Đến làng đá, chúng ta còn được thưởng thức bản nhạc "Quây sơn - Thác bản Giốc"
Làng đá Khuổi Ky là tên của một ngôi làng khá đặc biệt trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), nằm bên tỉnh lộ 206, trên đường vào khám phá động Ngườm Ngao.
Làng có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 10.000m2, dựa lưng vào núi đá, phía trước là dòng suối Khuổi Ky.
Những ngôi nhà sàn một thời mang dáng dấp của nhà Mạc đã ít nhiều chìm vào lãng quên. Ngược thời gian vào những năm 1594-1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách bảo vệ đất nước, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị chỉ dành riêng cho những bậc quyền quý.
Khuổi Kỵ nổi tiếng với cái tên “làng đá” và tục thờ thần đá độc đáo vùng biên giới. (Ảnh: Đường vào làng Khuổi Ky).
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, giờ đây trong tâm thức người Tày ở Cao Bằng “thần đá” vẫn gắn bó và tồn tại trong ý niệm của họ.
Đến nay Khuổi Ky vẫn là một miền thiêng – nơi cất giữ những nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần truyền thống qua bao thế hệ.
Ở nơi đây, đá được sử dụng rất nhiều trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc. Nhà được xây bằng đá, vách đá móng được làm bằng đá hộc, chân tảng cũng được làm bằng đá và gia công lại. Đá cũng được sử dụng trong các công trình khác như hàng rào, đập nước, cối xay, bếp lò…
Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá. Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Hồn của đá đồng điệu với tấm lòng chịu thương, chịu khó của đồng bào dân tộc nơi đây.
Giữa vùng biên cương, những ngôi nhà sàn đá vẫn bền bỉ, kiên trì, bao bọc, chở che những con người hiền lành, chất phác.
Những người dân bình dị, chất phác ở làng đá Khuổi Ky.
Đến làng đá, chúng ta còn được thưởng thức bản nhạc "Quây sơn - Thác bản Giốc"