Cuốn Climate Wars: The Fight for Survival as the World Overheats của Gwynne Dyer. Theo học giả Justin Dargin trong chương trình nghiên cứu Trung Đông của Carnegie, Climate Wars là một cuốn sách hấp dẫn dù có phần đáng sợ. Trong khi có xu hướng bi quan, tác giả đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng để dự đoán những xung đột khí hậu có thể nổ ra ở nhiều điểm nóng khác nhau. Cuốn sách dễ đọc và cho đến nay vẫn là một trong số ít tác phẩm đưa ra đánh giá sâu sắc về cách quân đội có thể ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Amazon.Cuốn The Great Acceleration của J.R. McNeill và Peter Engelke. Theo chuyên gia về châu Âu Noah Gordon của Carnegie, trong khi thượng đỉnh COP-27 chủ yếu tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với các tác động tiêu cực của vấn đề này, thì một góc nhìn có ích khác là liên hệ biến đổi khí hậu với việc hàng tỷ người xây dựng nhà cửa, đốt nhiên liệu và trồng trọt trên một hành tinh hữu hạn. Cuốn sách của hai tác giả McNeill và Engelke là một cuộc khảo sát sâu rộng và súc tích về lịch sử môi trường hiện đại, từ ô nhiễm không khí, tuyệt chủng hàng loạt, dư thừa nitơ và cho đến vấn đề lớn nhất hiện nay là biến đổi khí hậu. Ảnh: Amazon.Cuốn The Pivotal Generation của Henry Shue. Theo Dan Baer, Phó chủ tịch cấp cao về nghiên cứu chính sách trong chương trình châu Âu của Carnegie, các thế hệ đi trước không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc đốt nhiên liệu hóa thạch và những tác động của chúng đối với hành tinh. Nhưng ngày nay, con người có thể thông qua nghiên cứu, phát huy hết khả năng và trách nhiệm để cứu hành tinh và chính mình. Các quốc gia phát triển, những nước hưởng nhiều lợi ích và chịu nhiều trách nhiệm từ nhiên liệu hóa thạch, phải có nghĩa vụ đối phó với biến đối khí hậu. Tuy nhiên, liệu hành động lúc này có kịp thời để giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu không? Cuốn sách này là sự tổng hợp các kết luận khoa học và lý luận đạo đức từ một nhà lý thuyết quan hệ quốc tế nổi tiếng, người trước đây từng nghiên cứu và viết về đạo đức trong việc tra tấn và phát triển vũ khí hạt nhân. Ảnh: Amazon.Cuốn Reconsidering Reparations của Olufemi O Taiwo. Theo Zainab Usman, chuyên gia trong chương trình châu Phi của Carnegie, việc đánh giá lại tình hình từ lâu đã là một chủ đề trong các cuộc tranh luận chính sách toàn cầu về khủng hoảng khí hậu. Các quốc gia từ Pakistan đến Barbados gần đây đã trải qua những thảm họa nghiêm trọng do khí hậu gây ra và đang bắt đầu yêu cầu bồi thường thiệt hại. Những người ủng hộ việc các nước giàu, những người gây ô nhiễm phải trả giá và phải bồi thường đang trở nên gay gắt hơn tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu. Và trong cuốn Reconsidering Reparations, tác giả đã nêu ra một quan điểm khoa học và kích thích tư duy về chủ đề này. Theo Olufemi O Taiwo, việc bồi thường cho các quốc gia nghèo và đang chịu thiệt hại nặng nề về biến đổi khí hậu nên được coi là một dự án hướng tới tương lai nhằm xây dựng một trật tự xã hội tốt hơn và hướng đến một thế giới công bằng hơn. Ảnh: Amazon.Cuốn They Knew: The US Federal Government’s Fifty-Year Role in Causing the Climate Crisis của James Gustave Speth. Theo Stewart Patrick, chuyên gia trong chương trình Định chế và Trật tự toàn cầu của Carnegie, cuốn sách này khắc họa việc các chính quyền và Quốc hội Mỹ, từ đời Tổng thống Nixon đến Trump đã hạ thấp các bằng chứng khoa học về thực tế và hệ lụy của thảm họa khí hậu, đồng thời gia tăng nỗ lực sử dụng nhiên liệu hóa thạch của quốc gia này. Ảnh: Amazon.
Cuốn Climate Wars: The Fight for Survival as the World Overheats của Gwynne Dyer. Theo học giả Justin Dargin trong chương trình nghiên cứu Trung Đông của Carnegie, Climate Wars là một cuốn sách hấp dẫn dù có phần đáng sợ. Trong khi có xu hướng bi quan, tác giả đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng để dự đoán những xung đột khí hậu có thể nổ ra ở nhiều điểm nóng khác nhau. Cuốn sách dễ đọc và cho đến nay vẫn là một trong số ít tác phẩm đưa ra đánh giá sâu sắc về cách quân đội có thể ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Amazon.
Cuốn The Great Acceleration của J.R. McNeill và Peter Engelke. Theo chuyên gia về châu Âu Noah Gordon của Carnegie, trong khi thượng đỉnh COP-27 chủ yếu tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với các tác động tiêu cực của vấn đề này, thì một góc nhìn có ích khác là liên hệ biến đổi khí hậu với việc hàng tỷ người xây dựng nhà cửa, đốt nhiên liệu và trồng trọt trên một hành tinh hữu hạn. Cuốn sách của hai tác giả McNeill và Engelke là một cuộc khảo sát sâu rộng và súc tích về lịch sử môi trường hiện đại, từ ô nhiễm không khí, tuyệt chủng hàng loạt, dư thừa nitơ và cho đến vấn đề lớn nhất hiện nay là biến đổi khí hậu. Ảnh: Amazon.
Cuốn The Pivotal Generation của Henry Shue. Theo Dan Baer, Phó chủ tịch cấp cao về nghiên cứu chính sách trong chương trình châu Âu của Carnegie, các thế hệ đi trước không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc đốt nhiên liệu hóa thạch và những tác động của chúng đối với hành tinh. Nhưng ngày nay, con người có thể thông qua nghiên cứu, phát huy hết khả năng và trách nhiệm để cứu hành tinh và chính mình. Các quốc gia phát triển, những nước hưởng nhiều lợi ích và chịu nhiều trách nhiệm từ nhiên liệu hóa thạch, phải có nghĩa vụ đối phó với biến đối khí hậu. Tuy nhiên, liệu hành động lúc này có kịp thời để giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu không? Cuốn sách này là sự tổng hợp các kết luận khoa học và lý luận đạo đức từ một nhà lý thuyết quan hệ quốc tế nổi tiếng, người trước đây từng nghiên cứu và viết về đạo đức trong việc tra tấn và phát triển vũ khí hạt nhân. Ảnh: Amazon.
Cuốn Reconsidering Reparations của Olufemi O Taiwo. Theo Zainab Usman, chuyên gia trong chương trình châu Phi của Carnegie, việc đánh giá lại tình hình từ lâu đã là một chủ đề trong các cuộc tranh luận chính sách toàn cầu về khủng hoảng khí hậu. Các quốc gia từ Pakistan đến Barbados gần đây đã trải qua những thảm họa nghiêm trọng do khí hậu gây ra và đang bắt đầu yêu cầu bồi thường thiệt hại. Những người ủng hộ việc các nước giàu, những người gây ô nhiễm phải trả giá và phải bồi thường đang trở nên gay gắt hơn tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu. Và trong cuốn Reconsidering Reparations, tác giả đã nêu ra một quan điểm khoa học và kích thích tư duy về chủ đề này. Theo Olufemi O Taiwo, việc bồi thường cho các quốc gia nghèo và đang chịu thiệt hại nặng nề về biến đổi khí hậu nên được coi là một dự án hướng tới tương lai nhằm xây dựng một trật tự xã hội tốt hơn và hướng đến một thế giới công bằng hơn. Ảnh: Amazon.
Cuốn They Knew: The US Federal Government’s Fifty-Year Role in Causing the Climate Crisis của James Gustave Speth. Theo Stewart Patrick, chuyên gia trong chương trình Định chế và Trật tự toàn cầu của Carnegie, cuốn sách này khắc họa việc các chính quyền và Quốc hội Mỹ, từ đời Tổng thống Nixon đến Trump đã hạ thấp các bằng chứng khoa học về thực tế và hệ lụy của thảm họa khí hậu, đồng thời gia tăng nỗ lực sử dụng nhiên liệu hóa thạch của quốc gia này. Ảnh: Amazon.