Chùa Thầy tọa lạc tại chân núi Thầy (hay còn gọi là núi Sài Sơn), thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km. Chùa từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên.Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Sau đó, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi (Đỉnh Sơn Tự) và chùa Dưới (Thiên Phúc Tự). Chùa Thầy là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người có những đóng góp to lớn cho nhân dân và ông tổ của bộ môn múa rối nước.Chùa Thầy nằm trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước là một sân rộng nhìn ra hồ Long Trì, tạo thành hàm trên, bờ hồ bên trái là hàm dưới. Từ sân có 2 cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang 2 bên tạo thành 2 râu rồng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc "thượng gia hạ kiểu".Ngôi chùa cổ có kiến trúc "tiền Phật hậu Thánh" kiểu chữ Tam gồm ba tòa nằm song song với nhau: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Tòa ngoài là nơi lễ bái của tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Và tòa trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tòa bảo điện đồ sộ, nguy nga gọi là thượng điện hay chùa Thượng. Ngoài ra còn có những đền thờ và gác chuông nằm xen kẽ trên con đường lên núi.Địa điểm đặc sắc nhất mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua khi đến chùa Thầy chính là hang Cắc Cớ - một hang động tự nhiên được ví như "Sơn Đoòng" thu nhỏ ngay gần Hà Nội.Để tới hang Cắc Cớ, bạn sẽ tốn khá nhiều công sức vì phải vượt qua những con đường gập ghềnh đá nhọn, phải leo bộ xuống một hang động rất sâu và tối. Tuy nhiên, mọi sự khó khăn, vất vả sẽ được đền đáp xứng đáng bằng những cảnh quan đặc sắc và vô cùng tuyệt diệu.Đến hang Cắc Cớ, bạn sẽ phải leo xuống một hang động sâu hun hút và khá tối, nhớ bật đèn pin để soi sáng lối đi và đi một cách cẩn thận, từ tốn.Hang Cắc Cớ cũng là nơi người người cầu bình an, may mắn, công danh, tình duyên, con cái. Có nhiều giai thoại ghi rằng chùa Thầy là nơi cầu tình duyên ở Hà Nội rất linh ứng, là bởi khi xuống hang Cắc Cớ tối, sâu, người ta hay đi nép vào nhau, con trai con gái sẽ nên duyên sau chuyến đi.Tương truyền kể rằng đây là nơi chôn thây của hàng ngàn nghĩa quân Lữ Gia chống giặc, ghi dấu ấn đau thương của lịch sử dân tộc.Trong hang, tại những chỗ lộ thiên, ánh sáng mặt trời xuống rọi vào nhũ đã tạo nên những điểm sáng lung linh, huyền ảo, do đó người đi chơi trong hang gọi là động Thần Quang. Nơi đây nhiều người gọi là hang "Sơn Đoòng thu nhỏ" của Hà Nội.Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Giá vé tham quan chùa Thầy là 10.000đ/vé
Chùa Thầy tọa lạc tại chân núi Thầy (hay còn gọi là núi Sài Sơn), thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km. Chùa từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên.
Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Sau đó, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi (Đỉnh Sơn Tự) và chùa Dưới (Thiên Phúc Tự). Chùa Thầy là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người có những đóng góp to lớn cho nhân dân và ông tổ của bộ môn múa rối nước.
Chùa Thầy nằm trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước là một sân rộng nhìn ra hồ Long Trì, tạo thành hàm trên, bờ hồ bên trái là hàm dưới. Từ sân có 2 cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang 2 bên tạo thành 2 râu rồng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc "thượng gia hạ kiểu".
Ngôi chùa cổ có kiến trúc "tiền Phật hậu Thánh" kiểu chữ Tam gồm ba tòa nằm song song với nhau: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Tòa ngoài là nơi lễ bái của tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Và tòa trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tòa bảo điện đồ sộ, nguy nga gọi là thượng điện hay chùa Thượng. Ngoài ra còn có những đền thờ và gác chuông nằm xen kẽ trên con đường lên núi.
Địa điểm đặc sắc nhất mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua khi đến chùa Thầy chính là hang Cắc Cớ - một hang động tự nhiên được ví như "Sơn Đoòng" thu nhỏ ngay gần Hà Nội.
Để tới hang Cắc Cớ, bạn sẽ tốn khá nhiều công sức vì phải vượt qua những con đường gập ghềnh đá nhọn, phải leo bộ xuống một hang động rất sâu và tối. Tuy nhiên, mọi sự khó khăn, vất vả sẽ được đền đáp xứng đáng bằng những cảnh quan đặc sắc và vô cùng tuyệt diệu.
Đến hang Cắc Cớ, bạn sẽ phải leo xuống một hang động sâu hun hút và khá tối, nhớ bật đèn pin để soi sáng lối đi và đi một cách cẩn thận, từ tốn.
Hang Cắc Cớ cũng là nơi người người cầu bình an, may mắn, công danh, tình duyên, con cái. Có nhiều giai thoại ghi rằng chùa Thầy là nơi cầu tình duyên ở Hà Nội rất linh ứng, là bởi khi xuống hang Cắc Cớ tối, sâu, người ta hay đi nép vào nhau, con trai con gái sẽ nên duyên sau chuyến đi.
Tương truyền kể rằng đây là nơi chôn thây của hàng ngàn nghĩa quân Lữ Gia chống giặc, ghi dấu ấn đau thương của lịch sử dân tộc.
Trong hang, tại những chỗ lộ thiên, ánh sáng mặt trời xuống rọi vào nhũ đã tạo nên những điểm sáng lung linh, huyền ảo, do đó người đi chơi trong hang gọi là động Thần Quang. Nơi đây nhiều người gọi là hang "Sơn Đoòng thu nhỏ" của Hà Nội.
Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Giá vé tham quan chùa Thầy là 10.000đ/vé