Vào cuối năm 1940, trùm phát xít Hitler quyết định chuẩn bị đầy đủ cho chiến dịch tấn công xâm lược Liên Xô. Theo lệnh của Hitler, kế hoạch này được chính quyền phát xít Đức thực hiện trong bí mật.Vài tháng sau, Đức quốc xã dốc sức huy động lực lượng, chuẩn bị quân số cũng như chuẩn bị vũ khí - khí tài cho trận chiến sắp tới.Ngay cả dân chúng Đức cũng được huy động tham gia vào kế hoạch trên nhưng không hề hay biết mục đích thực sự của việc mà họ làm.Tuy nhiên, không biết từ đâu mà thông tin phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô bị rò rỉ. Khi hay tin này, dân chúng Đức không khỏi hoang mang bởi nếu cuộc chiến này xảy ra thì sẽ có nhiều thương vong.Nguyên do là vì Liên Xô là một nước lớn với lực lượng hùng hậu. Trong trường hợp phát xít Đức tấn công Liên Xô thì chưa chắc có khả năng giành phần thắng.Chính vì vậy, một số phong trào phản đối chiến dịch tấn công Liên Xô nổ ra ở Đức. Trước tình hình này, trùm phát xít Hitler và chính quyền phát xít Đức quyết định sử dụng bộ máy tuyên truyền tung tin giả về việc nước này sắp tấn công Trung Đông thay vì Liên Xô.Nhờ vậy, dư luận Đức được chính quyền Đức quốc xã trấn an. Không những vậy, nhiều nước trên thế giới cũng bị đánh lừa bởi chiến dịch "ma" tấn công Trung Đông mà Hitler tạo ra.Đến ngày 22/6/1941, Hitler chính thức cho lực lượng lớn bất ngờ tấn công Liên Xô với mật danh là chiến dịch Barbarossa.Giống như nhiều nước, Liên Xô cũng bị đánh lừa bởi thông tin sai lệch mà Đức quốc xã tung ra trước đó. Do vậy, khi bị tấn công bất ngờ, Liên Xô không có sự chuẩn bị tốt nên thời gian đầu gặp một số tổn thất lớn.Tuy nhiên, về sau, Liên Xô nhanh chóng lật ngược tình thế và đẩy lui lực lượng Đức quốc xã, khiến Hitler nhận lấy thất bại cay đắng khi đưa ra quyết định sai lầm.
Mời độc giả xem video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2? (nguồn: VTC14)
Vào cuối năm 1940, trùm phát xít Hitler quyết định chuẩn bị đầy đủ cho chiến dịch tấn công xâm lược Liên Xô. Theo lệnh của Hitler, kế hoạch này được chính quyền phát xít Đức thực hiện trong bí mật.
Vài tháng sau, Đức quốc xã dốc sức huy động lực lượng, chuẩn bị quân số cũng như chuẩn bị vũ khí - khí tài cho trận chiến sắp tới.
Ngay cả dân chúng Đức cũng được huy động tham gia vào kế hoạch trên nhưng không hề hay biết mục đích thực sự của việc mà họ làm.
Tuy nhiên, không biết từ đâu mà thông tin phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô bị rò rỉ. Khi hay tin này, dân chúng Đức không khỏi hoang mang bởi nếu cuộc chiến này xảy ra thì sẽ có nhiều thương vong.
Nguyên do là vì Liên Xô là một nước lớn với lực lượng hùng hậu. Trong trường hợp phát xít Đức tấn công Liên Xô thì chưa chắc có khả năng giành phần thắng.
Chính vì vậy, một số phong trào phản đối chiến dịch tấn công Liên Xô nổ ra ở Đức. Trước tình hình này, trùm phát xít Hitler và chính quyền phát xít Đức quyết định sử dụng bộ máy tuyên truyền tung tin giả về việc nước này sắp tấn công Trung Đông thay vì Liên Xô.
Nhờ vậy, dư luận Đức được chính quyền Đức quốc xã trấn an. Không những vậy, nhiều nước trên thế giới cũng bị đánh lừa bởi chiến dịch "ma" tấn công Trung Đông mà Hitler tạo ra.
Đến ngày 22/6/1941, Hitler chính thức cho lực lượng lớn bất ngờ tấn công Liên Xô với mật danh là chiến dịch Barbarossa.
Giống như nhiều nước, Liên Xô cũng bị đánh lừa bởi thông tin sai lệch mà Đức quốc xã tung ra trước đó. Do vậy, khi bị tấn công bất ngờ, Liên Xô không có sự chuẩn bị tốt nên thời gian đầu gặp một số tổn thất lớn.
Tuy nhiên, về sau, Liên Xô nhanh chóng lật ngược tình thế và đẩy lui lực lượng Đức quốc xã, khiến Hitler nhận lấy thất bại cay đắng khi đưa ra quyết định sai lầm.
Mời độc giả xem video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2? (nguồn: VTC14)