Bom nhiệt hạch RDS-220 của Liên Xô là quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử. Liên Xô chỉ sản xuất duy nhất một quả bom RDS-220, được phương Tây đặt biệt danh "Tsar Bomba" (Bom Sa hoàng) và không biên chế nó vào kho vũ khí của quân đội.Sự việc này bắt đầu từ khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố kế hoạch chế tạo bom nhiệt hạch với sức nổ tương đương 100 triệu tấn TNT.Khi ấy, 4 nhà vật lý hạt nhân Victor Adamskii, Yuri Babaev, Yuri Smirnov và Yuri Trutnev được giao nhiệm vụ thiết kế và chế tạo một quả bom nhiệt hạch trên.Theo đó, chỉ trong vòng 15 tuần, tính từ tháng 7/1961, các nhà vật lý đã thiết kế và chế tạo thành công Bom Sa hoàng.Tuy nhiên, thay vì chế tạo quả bom nhiệt hạch có sức nổ tương đương 100 triệu tấn TNT các chuyên gia đã giảm sức nổ của vũ khí hủy diệt này xuống 1/2 để bảo đảm an toàn vì theo tính toán phóng xạ hình thành sau vụ nổ có thể rơi phát tán vào các vùng lãnh thổ của Liên Xô.Lúc 11h30 sáng 30/10/1961, máy bay Tu-95V mang theo quả bom nhiệt hạch RDS-220 và thả nó từ độ cao 10.500m và hãm tốc độ bằng dù để máy bay có đủ thời gian thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ. Vụ thử bom nhiệt hạch này được Liên Xô thực hiện trên một hòn đảo tại quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương.Chỉ 188 giây sau khi thả khỏi máy bay, RDS-220 phát nổ. Quả cầu lửa do Tsar Bomba tạo ra có đường kính 4,6 km, có thể nhìn thấy từ khoảng cách 1.000 km.Đặc biệt, đám mây hình nấm có đường kính 95 km và đạt đến độ cao 95 km. Người ta có thể quan sát vụ nổ bom nhiệt hạch trên ở khoảng cách 1.000 km tính từ khu vực thử nghiệm.Sóng xung kích phát ra từ vụ thử bom nhiệt hạch RDS-220 làm vỡ cửa kính và gây tiếng nổ lớn trên đảo Dikson, cách nơi thử nghiệm khoảng 800 km cũng như nhiều ngôi nhà ở Na Uy và Phần Lan.Do vậy, vụ nổ bom nhiệt hạch trên có thể gây bỏng độ 3 ở khu vực trong bán kính 100 km tính từ trung tâm của vụ nổ.
Bom nhiệt hạch RDS-220 của Liên Xô là quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử. Liên Xô chỉ sản xuất duy nhất một quả bom RDS-220, được phương Tây đặt biệt danh "Tsar Bomba" (Bom Sa hoàng) và không biên chế nó vào kho vũ khí của quân đội.
Sự việc này bắt đầu từ khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố kế hoạch chế tạo bom nhiệt hạch với sức nổ tương đương 100 triệu tấn TNT.
Khi ấy, 4 nhà vật lý hạt nhân Victor Adamskii, Yuri Babaev, Yuri Smirnov và Yuri Trutnev được giao nhiệm vụ thiết kế và chế tạo một quả bom nhiệt hạch trên.
Theo đó, chỉ trong vòng 15 tuần, tính từ tháng 7/1961, các nhà vật lý đã thiết kế và chế tạo thành công Bom Sa hoàng.
Tuy nhiên, thay vì chế tạo quả bom nhiệt hạch có sức nổ tương đương 100 triệu tấn TNT các chuyên gia đã giảm sức nổ của vũ khí hủy diệt này xuống 1/2 để bảo đảm an toàn vì theo tính toán phóng xạ hình thành sau vụ nổ có thể rơi phát tán vào các vùng lãnh thổ của Liên Xô.
Lúc 11h30 sáng 30/10/1961, máy bay Tu-95V mang theo quả bom nhiệt hạch RDS-220 và thả nó từ độ cao 10.500m và hãm tốc độ bằng dù để máy bay có đủ thời gian thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ. Vụ thử bom nhiệt hạch này được Liên Xô thực hiện trên một hòn đảo tại quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương.
Chỉ 188 giây sau khi thả khỏi máy bay, RDS-220 phát nổ. Quả cầu lửa do Tsar Bomba tạo ra có đường kính 4,6 km, có thể nhìn thấy từ khoảng cách 1.000 km.
Đặc biệt, đám mây hình nấm có đường kính 95 km và đạt đến độ cao 95 km. Người ta có thể quan sát vụ nổ bom nhiệt hạch trên ở khoảng cách 1.000 km tính từ khu vực thử nghiệm.
Sóng xung kích phát ra từ vụ thử bom nhiệt hạch RDS-220 làm vỡ cửa kính và gây tiếng nổ lớn trên đảo Dikson, cách nơi thử nghiệm khoảng 800 km cũng như nhiều ngôi nhà ở Na Uy và Phần Lan.
Do vậy, vụ nổ bom nhiệt hạch trên có thể gây bỏng độ 3 ở khu vực trong bán kính 100 km tính từ trung tâm của vụ nổ.