Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một ngôi mộ cổ ở làng Thiết Quải, Nam Lăng, tỉnh An Huy. Sau khi tiến hành cuộc khai quật, họ phát hiện cỗ quan tài 2 lớp chứa đầy nước. Đặc biệt, quan tài khoảng 900 tuổi chứa bộ hài cốt ở trong tình trạng khá nguyên vẹn.Theo các chuyên gia, bên trong mộ cổ có nhiều đồ tùy táng giá trị, bao gồm một mô hình ngôi nhà có kích thước rộng 34 cm, dài 19,6 cm. Ngôi nhà này có 3 phòng và sân. Những đồ nội thất bên trong cũng có kích thước tí hon.Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy mặt dây chuyền bằng bạc có khắc hình 2 con rồng đuổi bắt một viên trân châu, trâm cài bằng bạc và vàng, vòng tay, chuỗi tiền xu bằng đồng, giày thêu...Giới chuyên gia bất ngờ khi nhìn thấy nhiều bức tranh vẽ về một phụ nữ ở bên trong quan tài. Họ suy đoán đó có thể là Đại phu nhân. Các bức tranh vẽ người phụ nữ mặc trang phục lộng lẫy và đeo nhiều đồ trang sức.Từ những hiện vật quý giá này, các chuyên gia nhận định hài cốt người phụ nữ nằm trong quan tài nhiều khả năng thuộc từ tầng lớp quý tộc.Kết quả kiểm tra cho thấy, cỗ quan tài có niên đại khoảng 900 tuổi. Các chuyên gia tìm thấy một dòng chữ trên nắp quan tài ở bên trong. Nhờ đó, họ xác định được danh tính chủ nhân ngôi mộ là "Đại phu nhân". Bà sống tại châu An Khang.Mặc dù tên chính xác của nữ quý tộc trên rất khó để xác định qua dòng chữ cổ bên trong nắp quan tài nhưng các nhà khảo cổ cho rằng tên của bà có thể là "Née Jian".Trải qua gần 900 năm, thi hài của "Đại phu nhân" vẫn còn khá tốt với tóc, móng còn nguyên dù quan tài bị ngập nước. Theo đó, các chuyên gia nỗ lực giải mã vì sao thi hài của vị phu nhân sống vào thời nhà Tống này lại có thể gần như nguyên vẹn theo thời gian.Mời độc giả xem video: Cuộn giấy trong quan tài nghìn năm hé lộ bí mật của người Ai Cập.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một ngôi mộ cổ ở làng Thiết Quải, Nam Lăng, tỉnh An Huy. Sau khi tiến hành cuộc khai quật, họ phát hiện cỗ quan tài 2 lớp chứa đầy nước. Đặc biệt, quan tài khoảng 900 tuổi chứa bộ hài cốt ở trong tình trạng khá nguyên vẹn.
Theo các chuyên gia, bên trong mộ cổ có nhiều đồ tùy táng giá trị, bao gồm một mô hình ngôi nhà có kích thước rộng 34 cm, dài 19,6 cm. Ngôi nhà này có 3 phòng và sân. Những đồ nội thất bên trong cũng có kích thước tí hon.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy mặt dây chuyền bằng bạc có khắc hình 2 con rồng đuổi bắt một viên trân châu, trâm cài bằng bạc và vàng, vòng tay, chuỗi tiền xu bằng đồng, giày thêu...
Giới chuyên gia bất ngờ khi nhìn thấy nhiều bức tranh vẽ về một phụ nữ ở bên trong quan tài. Họ suy đoán đó có thể là Đại phu nhân. Các bức tranh vẽ người phụ nữ mặc trang phục lộng lẫy và đeo nhiều đồ trang sức.
Từ những hiện vật quý giá này, các chuyên gia nhận định hài cốt người phụ nữ nằm trong quan tài nhiều khả năng thuộc từ tầng lớp quý tộc.
Kết quả kiểm tra cho thấy, cỗ quan tài có niên đại khoảng 900 tuổi. Các chuyên gia tìm thấy một dòng chữ trên nắp quan tài ở bên trong. Nhờ đó, họ xác định được danh tính chủ nhân ngôi mộ là "Đại phu nhân". Bà sống tại châu An Khang.
Mặc dù tên chính xác của nữ quý tộc trên rất khó để xác định qua dòng chữ cổ bên trong nắp quan tài nhưng các nhà khảo cổ cho rằng tên của bà có thể là "Née Jian".
Trải qua gần 900 năm, thi hài của "Đại phu nhân" vẫn còn khá tốt với tóc, móng còn nguyên dù quan tài bị ngập nước. Theo đó, các chuyên gia nỗ lực giải mã vì sao thi hài của vị phu nhân sống vào thời nhà Tống này lại có thể gần như nguyên vẹn theo thời gian.
Mời độc giả xem video: Cuộn giấy trong quan tài nghìn năm hé lộ bí mật của người Ai Cập.