Vào tháng 4/1980, các nhà khảo cổ học thuộc Cục Di tích Văn hóa thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc phát hiện Sùng Lăng. Qua kiểm tra, họ xác định đây là nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế Quang Tự. Bên trong lăng mộp có quan tài vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ.Tình trạng của Sùng Lăng không tốt khi lăng mộ này bị xuống cấp cũng như có nước rò rỉ vào bên trong. Thậm chí quan tài của hoàng hậu Long Dụ bị mở ra trong khi quan tài của vua Quang Tự bị đục thủng.Từ những chi tiết này, các chuyên gia suy đoán Sùng Lăng đã từng bị những kẻ trộm mộ ghé thăm. Vì vậy, họ cho rằng nhiều đồ tùy táng trong lăng mộ cũng như trong quan tài đã bị trộm mộ lấy đi.Thế nhưng, khi mở nắp quan tài vua Quang Tự để kiểm tra bên trong còn những thứ gì, các chuyên gia ngửi thấy mùi đáng sợ sộc lên mũi và nôn ói.Sau đó, các chuyên gia kiểm tra cỗ quan tài và có những phát hiện bất ngờ. Họ nhận thấy thi hài vua Quang Tự bị úp xuống, chỉ còn một chiếc giày ở một bên chân và xung quanh hài cốt có nhiều mảnh vụn, mảnh vỡ.Quần áo của vua Quang Tự đã mục nát. Bùn, nước ngấm vào bên trong quan tài. Do vậy, bên trong quan tài sực mùi ẩm mốc. Điều này khiến các chuyên gia nôn ói ngay khi mở nắp quan tài.Các chuyên gia cứ nghĩ toàn bộ đồ tùy táng giá trị tại nơi an nghỉ ngàn thu của vua Quang Tự đã bị mộ tặc lấy. Thế nhưng, về sau, họ phát hiện bên dưới quan tài là một kho báu cực "khủng" với hơn 200 món trang sức được chế tác tinh xảo.Thêm nữa, bàn tay của vua Quang Tự nắm chặt một vòng ngọc phỉ thúy và một viên đá quý hình hoa sen.Hai cỗ quan quan của vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ đều được làm từ gỗ nanmu quý giá. Bốn mặt quan tài đều được khắc chữ Phạn. Những phát hiện này khiến giới chuyên gia vui mừng và nỗ lực bảo tồn các di vật văn hóa cấp quốc gia nhằm giải mã các bí ẩn về nhà Thanh.Chuyên gia còn tìm thấy một giếng chứa đầy vàng nằm ngay bên dưới quan tài của vua. Giếng vàng cùng với vị trí của lăng mộ đã được phong thủy xác định trước khi xây dựng.Người xưa tin rằng hoàng đế chính là hóa thân của rồng, linh vật này sau khi chết sẽ trở về biển và giếng vàng chính là điểm nối liền với biển, đưa rồng trở lại cội nguồn.>>>Xem thêm video: Cuộn giấy trong quan tài nghìn năm hé lộ bí mật của người Ai Cập. Nguồn: Kienthucnet.vn
Vào tháng 4/1980, các nhà khảo cổ học thuộc Cục Di tích Văn hóa thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc phát hiện Sùng Lăng. Qua kiểm tra, họ xác định đây là nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế Quang Tự. Bên trong lăng mộp có quan tài vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ.
Tình trạng của Sùng Lăng không tốt khi lăng mộ này bị xuống cấp cũng như có nước rò rỉ vào bên trong. Thậm chí quan tài của hoàng hậu Long Dụ bị mở ra trong khi quan tài của vua Quang Tự bị đục thủng.
Từ những chi tiết này, các chuyên gia suy đoán Sùng Lăng đã từng bị những kẻ trộm mộ ghé thăm. Vì vậy, họ cho rằng nhiều đồ tùy táng trong lăng mộ cũng như trong quan tài đã bị trộm mộ lấy đi.
Thế nhưng, khi mở nắp quan tài vua Quang Tự để kiểm tra bên trong còn những thứ gì, các chuyên gia ngửi thấy mùi đáng sợ sộc lên mũi và nôn ói.
Sau đó, các chuyên gia kiểm tra cỗ quan tài và có những phát hiện bất ngờ. Họ nhận thấy thi hài vua Quang Tự bị úp xuống, chỉ còn một chiếc giày ở một bên chân và xung quanh hài cốt có nhiều mảnh vụn, mảnh vỡ.
Quần áo của vua Quang Tự đã mục nát. Bùn, nước ngấm vào bên trong quan tài. Do vậy, bên trong quan tài sực mùi ẩm mốc. Điều này khiến các chuyên gia nôn ói ngay khi mở nắp quan tài.
Các chuyên gia cứ nghĩ toàn bộ đồ tùy táng giá trị tại nơi an nghỉ ngàn thu của vua Quang Tự đã bị mộ tặc lấy. Thế nhưng, về sau, họ phát hiện bên dưới quan tài là một kho báu cực "khủng" với hơn 200 món trang sức được chế tác tinh xảo.
Thêm nữa, bàn tay của vua Quang Tự nắm chặt một vòng ngọc phỉ thúy và một viên đá quý hình hoa sen.
Hai cỗ quan quan của vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ đều được làm từ gỗ nanmu quý giá. Bốn mặt quan tài đều được khắc chữ Phạn. Những phát hiện này khiến giới chuyên gia vui mừng và nỗ lực bảo tồn các di vật văn hóa cấp quốc gia nhằm giải mã các bí ẩn về nhà Thanh.
Chuyên gia còn tìm thấy một giếng chứa đầy vàng nằm ngay bên dưới quan tài của vua. Giếng vàng cùng với vị trí của lăng mộ đã được phong thủy xác định trước khi xây dựng.
Người xưa tin rằng hoàng đế chính là hóa thân của rồng, linh vật này sau khi chết sẽ trở về biển và giếng vàng chính là điểm nối liền với biển, đưa rồng trở lại cội nguồn.