Vào năm 1960, các nhà khảo cổ phát hiện lăng mộ của một công chúa nhà Đường ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Căn cứ vào các cổ vật và văn bia trong mộ cổ, họ xác định được danh tính chủ nhân ngôi mộ là công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ.Công chúa Vĩnh Thái là con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển. Theo sử sách, nàng công chúa nhà Đường này qua đời khi 17 tuổi. Công chúa Vĩnh Thái được an táng cùng chồng.Nguyên nhân khiến con gái của Đường Trung Tông Lý Hiển chết trẻ như vậy là vì công chúa Vĩnh Thái, anh trai và chồng là Võ Diên Cơ - cháu trai của Võ Tắc Thiên đã dị nghị về chuyện nam sủng Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông của nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.Biết việc bị đàm tiếu, Trương Dịch Chi đã tấu lên Võ Tắc Thiên. Theo đó, Võ Tắc Thiên vô cùng tức giận và hạ lệnh cho vợ chồng công chúa Vĩnh Thái và anh trai tự sát.Sau khi đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Đường Trung Tông truy phong con gái Lý Tiên Huệ thành công chúa Vĩnh Thành và được an táng trong lăng mộ bề thế.Đến tháng 9/1960, các chuyên gia khảo cổ phát hiện một lăng mộ ở ngoại ô Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây. Khi tiến vào bên trong lăng mộ, họ phát hiện một cảnh tượng khó tin.Đó là ở gần quan tài công chúa Vĩnh Thành có một bộ hài cốt nam giới tử vong trong tư thế ngồi và bên cạnh là một chiếc rìu sắt.Sau khi kiểm tra, giám định bộ hài cốt trên, các chuyên gia xác định người đàn ông trên là một tên trộm mộ. Gã bị đồng bọn giết chết và vùi xác trong mộ cổ.Các nhà nghiên cứu cho rằng những kẻ trộm mộ có thể đã xảy ra tranh chấp về phân chia số báu vật trộm được. Cuối cùng, gã trộm mộ xấu xố bị đồng bọn giết chết.Một bất ngờ khác đó là kết quả kiểm tra thi hài công chúa Vĩnh Thành của các chuyên gia chỉ ra bà không chết do tự sát. Thay vào đó, bà tử vong vì khó sinh. Theo đó, chỉ có chồng và anh trai công chúa Vĩnh Thành tự sát theo lệnh của Võ Tắc Thiên.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.
Vào năm 1960, các nhà khảo cổ phát hiện lăng mộ của một công chúa nhà Đường ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Căn cứ vào các cổ vật và văn bia trong mộ cổ, họ xác định được danh tính chủ nhân ngôi mộ là công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ.
Công chúa Vĩnh Thái là con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển. Theo sử sách, nàng công chúa nhà Đường này qua đời khi 17 tuổi. Công chúa Vĩnh Thái được an táng cùng chồng.
Nguyên nhân khiến con gái của Đường Trung Tông Lý Hiển chết trẻ như vậy là vì công chúa Vĩnh Thái, anh trai và chồng là Võ Diên Cơ - cháu trai của Võ Tắc Thiên đã dị nghị về chuyện nam sủng Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông của nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Biết việc bị đàm tiếu, Trương Dịch Chi đã tấu lên Võ Tắc Thiên. Theo đó, Võ Tắc Thiên vô cùng tức giận và hạ lệnh cho vợ chồng công chúa Vĩnh Thái và anh trai tự sát.
Sau khi đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Đường Trung Tông truy phong con gái Lý Tiên Huệ thành công chúa Vĩnh Thành và được an táng trong lăng mộ bề thế.
Đến tháng 9/1960, các chuyên gia khảo cổ phát hiện một lăng mộ ở ngoại ô Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây. Khi tiến vào bên trong lăng mộ, họ phát hiện một cảnh tượng khó tin.
Đó là ở gần quan tài công chúa Vĩnh Thành có một bộ hài cốt nam giới tử vong trong tư thế ngồi và bên cạnh là một chiếc rìu sắt.
Sau khi kiểm tra, giám định bộ hài cốt trên, các chuyên gia xác định người đàn ông trên là một tên trộm mộ. Gã bị đồng bọn giết chết và vùi xác trong mộ cổ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những kẻ trộm mộ có thể đã xảy ra tranh chấp về phân chia số báu vật trộm được. Cuối cùng, gã trộm mộ xấu xố bị đồng bọn giết chết.
Một bất ngờ khác đó là kết quả kiểm tra thi hài công chúa Vĩnh Thành của các chuyên gia chỉ ra bà không chết do tự sát. Thay vào đó, bà tử vong vì khó sinh. Theo đó, chỉ có chồng và anh trai công chúa Vĩnh Thành tự sát theo lệnh của Võ Tắc Thiên.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.