Minh Thần Tông (1563 - 1620) hay còn gọi Vạn Lịch Đế là hoàng đế thứ 14 của nhà Minh. Ông lên ngôi báu khi 10 tuổi và cai trị đất nước trong 48 năm. Theo đó, hoàng đế nhà Minh này trở thành một trong những vị vua có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.Trong suốt thời gian tại vị, Vạn Lịch Đế đã đưa đất nước bước vào thời đại thịnh vượng, kho lương và quốc khố dồi dào. Người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống no đủ.Sau khi băng hà năm 1620, Vạn Lịch Đế được an táng trong Minh Định Lăng. Vào năm 1956, các nhà khảo cổ Trung Quốc tiến hành khai quật lăng mộ của ông hoàng này. Sau 2 năm, họ mới hoàn thành cuộc khai quật.Khi tiến vào bên trong Minh Định Lăng, các chuyên gia tìm thấy rất nhiều đồ tùy táng giá trị như ngọc bích, vải lụa, bình gốm, vàng bạc châu báu...Điều khiến giới khảo cổ quan tâm hơn cả là cỗ quan tài chứa thi hài của Vạn Lịch Đế và 2 hoàng hoàng hậu được đặt trên giường của cung điện dưới lòng đất.Theo các chuyên gia, quan tài của Vạn Lịch Đế cao khoảng 1,8m và bên trong có rất nhiều đồ tùy táng. Thay vì được chôn trong tư thế nằm ngửa như một người bình thường, thi hài của hoàng đế nhà Minh được đặt trong tư thế nằm nghiêng, mô phỏng chòm sao Bắc Đẩu.Các chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu vấn đề này và phát hiện tư thế chôn cất này là hành động có chủ ý. Theo quan niệm của người xưa, chòm sao Bắc Đẩu là nơi dừng chân của hoàng đế.Sau khi băng hà, hoàng đế nhất định sẽ đến nơi đó. Vì vậy, thi hài của Vạn Lịch Đế được đặt theo hình dạng của chòm sao Bắc Đẩu.Không chỉ Vạn Lịch Đế, nhiều hoàng đế của nhà Minh cũng chôn cất trong tư thế mô phỏng chòm sao Bắc Đẩu.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Minh Thần Tông (1563 - 1620) hay còn gọi Vạn Lịch Đế là hoàng đế thứ 14 của nhà Minh. Ông lên ngôi báu khi 10 tuổi và cai trị đất nước trong 48 năm. Theo đó, hoàng đế nhà Minh này trở thành một trong những vị vua có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Trong suốt thời gian tại vị, Vạn Lịch Đế đã đưa đất nước bước vào thời đại thịnh vượng, kho lương và quốc khố dồi dào. Người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống no đủ.
Sau khi băng hà năm 1620, Vạn Lịch Đế được an táng trong Minh Định Lăng. Vào năm 1956, các nhà khảo cổ Trung Quốc tiến hành khai quật lăng mộ của ông hoàng này. Sau 2 năm, họ mới hoàn thành cuộc khai quật.
Khi tiến vào bên trong Minh Định Lăng, các chuyên gia tìm thấy rất nhiều đồ tùy táng giá trị như ngọc bích, vải lụa, bình gốm, vàng bạc châu báu...
Điều khiến giới khảo cổ quan tâm hơn cả là cỗ quan tài chứa thi hài của Vạn Lịch Đế và 2 hoàng hoàng hậu được đặt trên giường của cung điện dưới lòng đất.
Theo các chuyên gia, quan tài của Vạn Lịch Đế cao khoảng 1,8m và bên trong có rất nhiều đồ tùy táng. Thay vì được chôn trong tư thế nằm ngửa như một người bình thường, thi hài của hoàng đế nhà Minh được đặt trong tư thế nằm nghiêng, mô phỏng chòm sao Bắc Đẩu.
Các chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu vấn đề này và phát hiện tư thế chôn cất này là hành động có chủ ý. Theo quan niệm của người xưa, chòm sao Bắc Đẩu là nơi dừng chân của hoàng đế.
Sau khi băng hà, hoàng đế nhất định sẽ đến nơi đó. Vì vậy, thi hài của Vạn Lịch Đế được đặt theo hình dạng của chòm sao Bắc Đẩu.
Không chỉ Vạn Lịch Đế, nhiều hoàng đế của nhà Minh cũng chôn cất trong tư thế mô phỏng chòm sao Bắc Đẩu.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.