Trong các cuộc khai quật tại các nước châu Âu thời Trung cổ như Thụy Sĩ, Đức, Áo..., các chuyên gia khảo cổ phát hiện nhiều ngôi mộ cổ chôn người chết nằm úp mặt.Việc chôn cất theo cách này thu hút sự quan tâm của các chuyên gia nhằm tìm hiểu sự việc. Sau một thời gian nghiên cứu, Amelie Alterauge - nhà nhân chủng học tại Viện Pháp Y thuộc Đại học Bern (Thụy Sĩ) cùng các đồng nghiệp công bố kết quả nghiên cứu thu hút sự quan tâm của công chúng.Theo nhóm nghiên cứu của nhà chủng học Amelie, người dân ở châu Âu thời Trung cổ thực hiện việc mai táng người chết trong tư thế nằm úp mặt có thể là nhằm ngăn người quá cố "trở về" làm hại người sống.Điều này xuất phát từ việc vào thời Trung cổ, nhiều nước châu Âu đối mặt với các dịch bệnh nguy hiểm như dịch hạch. Những dịch bệnh này có tốc độ lây lan nhanh khiến nhiều người tử vong.Kết quả kiểm tra cho thấy các bộ hài cốt chôn trong tư thế nằm úp mặt đều là những người qua đời trong thời gian dịch hạch hoành hành vào những năm 1300 - 1400.Vào thời điểm trên, người dân ở châu Âu quan niệm những người chết vì bệnh dịch hạch có thể "trở về" để làm hại người sống. Quan niệm này xuất phát từ việc dịch hạch khi đó bùng phát với tốc độ nhanh và chưa tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả.Do đó, hàng ngàn người tử vong vì dịch hạch. Thi thể của họ có thường bị sưng phồng, biến dạng, thậm chí phần ruột chứa đầy khí phát ra những âm thanh dị thường khiến những người xung quanh sợ hãi.Khi chứng kiến cảnh tượng rùng rợn khó lý giải đó, một số người dân cho rằng sự việc kỳ dị đó lo sợ người chết có thể "trở về" và làm hại những người sống. Chính vì vậy, người dân thời Trung cổ ở châu Âu quyết định chôn người chết vì dịch bệnh trong tư thế nằm úp mặt để ngăn họ "trở về" quấy nhiễu và làm hại người sống.Tuy nhiên, nhà khảo cổ Petar Parvanov tại Đại học Trung Âu đưa ra quan điểm khác. Theo ông, người xưa thực hiện chôn cất người chết theo cách khác biệt như vậy có thể liên quan đến yếu tố tôn giáo.Theo nhà khảo cổ Parvanov, người xưa có thể tin rằng những người chết vì dịch bệnh được cho là chịu hình phạt của Chúa. Vì vậy, ngôi mộ của những người này được chôn trong tư thế nằm úp mặt như một cách thể hiện sự ăn năn, hối lỗi trước Chúa. Mời độc giả xem video: Nhãn lồng Hưng Yên tiếp cận thị trường Châu Âu. Nguồn: VTV24.
Trong các cuộc khai quật tại các nước châu Âu thời Trung cổ như Thụy Sĩ, Đức, Áo..., các chuyên gia khảo cổ phát hiện nhiều ngôi mộ cổ chôn người chết nằm úp mặt.
Việc chôn cất theo cách này thu hút sự quan tâm của các chuyên gia nhằm tìm hiểu sự việc. Sau một thời gian nghiên cứu, Amelie Alterauge - nhà nhân chủng học tại Viện Pháp Y thuộc Đại học Bern (Thụy Sĩ) cùng các đồng nghiệp công bố kết quả nghiên cứu thu hút sự quan tâm của công chúng.
Theo nhóm nghiên cứu của nhà chủng học Amelie, người dân ở châu Âu thời Trung cổ thực hiện việc mai táng người chết trong tư thế nằm úp mặt có thể là nhằm ngăn người quá cố "trở về" làm hại người sống.
Điều này xuất phát từ việc vào thời Trung cổ, nhiều nước châu Âu đối mặt với các dịch bệnh nguy hiểm như dịch hạch. Những dịch bệnh này có tốc độ lây lan nhanh khiến nhiều người tử vong.
Kết quả kiểm tra cho thấy các bộ hài cốt chôn trong tư thế nằm úp mặt đều là những người qua đời trong thời gian dịch hạch hoành hành vào những năm 1300 - 1400.
Vào thời điểm trên, người dân ở châu Âu quan niệm những người chết vì bệnh dịch hạch có thể "trở về" để làm hại người sống. Quan niệm này xuất phát từ việc dịch hạch khi đó bùng phát với tốc độ nhanh và chưa tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả.
Do đó, hàng ngàn người tử vong vì dịch hạch. Thi thể của họ có thường bị sưng phồng, biến dạng, thậm chí phần ruột chứa đầy khí phát ra những âm thanh dị thường khiến những người xung quanh sợ hãi.
Khi chứng kiến cảnh tượng rùng rợn khó lý giải đó, một số người dân cho rằng sự việc kỳ dị đó lo sợ người chết có thể "trở về" và làm hại những người sống. Chính vì vậy, người dân thời Trung cổ ở châu Âu quyết định chôn người chết vì dịch bệnh trong tư thế nằm úp mặt để ngăn họ "trở về" quấy nhiễu và làm hại người sống.
Tuy nhiên, nhà khảo cổ Petar Parvanov tại Đại học Trung Âu đưa ra quan điểm khác. Theo ông, người xưa thực hiện chôn cất người chết theo cách khác biệt như vậy có thể liên quan đến yếu tố tôn giáo.
Theo nhà khảo cổ Parvanov, người xưa có thể tin rằng những người chết vì dịch bệnh được cho là chịu hình phạt của Chúa. Vì vậy, ngôi mộ của những người này được chôn trong tư thế nằm úp mặt như một cách thể hiện sự ăn năn, hối lỗi trước Chúa.
Mời độc giả xem video: Nhãn lồng Hưng Yên tiếp cận thị trường Châu Âu. Nguồn: VTV24.