Nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới tọa lạc ở số 520 Trần Hưng Đạo, thuộc quận 5 TP HCM. Cổng vào nhà mồ xây kiểu tam quan truyền thống của người Việt.Nhà mồ được xây vào năm 1889 theo phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với một số họa tiết phương Đông, có diện tích khoảng 50m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2.Kiến trúc nhà mồ toát lên vẻ trang nhã với nhiều cửa, cột, vòm cong, các chi tiết trang trí nhẹ nhàng nhưng tinh tế.Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài gần 2m, được lát bằng phẳng mà mới nhìn cứ tưởng là nền nhà mồ. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký năm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế.Bia mộ cụ Trương khắc tên J.B. Petrus Trương Vĩnh Ký (chữ Pháp đầu dòng là tên đạo ông theo từ thuở ấu thơ ở quê hương Cái Mơn, Bến Tre) cùng năm mất và vài dòng thân thế. Trang trí mộ bia khá giản dị với hình cành lá bao quanh.Đài thờ bên trong nhà mồ.Hình vẽ trang trí trên trần nhà mồ với hình tượng long mã ở giữa, xung quanh là mây gió.Nhà mồ có ba cổng, phía trên đều khắc các câu trích dẫn Kinh Thánh bằng chữ La tinh. Cổng chính khác dòng chữ FONS VITAE ERUDITIO POSSIDENTIS, nghĩa là "tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó".Hai cổng còn lại khắc dòng chữ OMNIS QUI VIVIT ET CREDIT IN ME NON MORIETUR IN AETERNUM (Ai sống mà tin ta kẻ đó không bao giờ chết, ngươi có tin chăng?) và MISERMINI MEI SALTEM VOS AMICI MEI (Hãy thương xót tôi, ít nhất là những bằng hữu của tôi).Theo tư liệu gia đình, nhà mồ này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất tại Chợ Quán, Sài Gòn ngay tại sinh phần của dòng họ, nơi có hơn 50 ngôi mộ khác.Trong khuôn viên nhà mồ còn một nhà ngói cổ được xây từ năm 1937, hiện giờ là nơi sinh sống của hậu duệ cụ Trương.Ngoài cổng chính trên đường Trần Hưng Đạo, khu nhà mồ còn một cổng phụ thông ra đường Trần Bình Trọng.Do có diện tích rộng lại nằm ở vị trí đặc địa giữa trung tâm thành phố nên khuôn viên nhà mồ Trương Vĩnh Ký đã được tận dụng làm nơi trông giữ xe cho người dân trong khu vực.
Nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới tọa lạc ở số 520 Trần Hưng Đạo, thuộc quận 5 TP HCM. Cổng vào nhà mồ xây kiểu tam quan truyền thống của người Việt.
Nhà mồ được xây vào năm 1889 theo phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với một số họa tiết phương Đông, có diện tích khoảng 50m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2.
Kiến trúc nhà mồ toát lên vẻ trang nhã với nhiều cửa, cột, vòm cong, các chi tiết trang trí nhẹ nhàng nhưng tinh tế.
Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài gần 2m, được lát bằng phẳng mà mới nhìn cứ tưởng là nền nhà mồ. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký năm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế.
Bia mộ cụ Trương khắc tên J.B. Petrus Trương Vĩnh Ký (chữ Pháp đầu dòng là tên đạo ông theo từ thuở ấu thơ ở quê hương Cái Mơn, Bến Tre) cùng năm mất và vài dòng thân thế. Trang trí mộ bia khá giản dị với hình cành lá bao quanh.
Đài thờ bên trong nhà mồ.
Hình vẽ trang trí trên trần nhà mồ với hình tượng long mã ở giữa, xung quanh là mây gió.
Nhà mồ có ba cổng, phía trên đều khắc các câu trích dẫn Kinh Thánh bằng chữ La tinh. Cổng chính khác dòng chữ FONS VITAE ERUDITIO POSSIDENTIS, nghĩa là "tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó".
Hai cổng còn lại khắc dòng chữ OMNIS QUI VIVIT ET CREDIT IN ME NON MORIETUR IN AETERNUM (Ai sống mà tin ta kẻ đó không bao giờ chết, ngươi có tin chăng?) và MISERMINI MEI SALTEM VOS AMICI MEI (Hãy thương xót tôi, ít nhất là những bằng hữu của tôi).
Theo tư liệu gia đình, nhà mồ này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất tại Chợ Quán, Sài Gòn ngay tại sinh phần của dòng họ, nơi có hơn 50 ngôi mộ khác.
Trong khuôn viên nhà mồ còn một nhà ngói cổ được xây từ năm 1937, hiện giờ là nơi sinh sống của hậu duệ cụ Trương.
Ngoài cổng chính trên đường Trần Hưng Đạo, khu nhà mồ còn một cổng phụ thông ra đường Trần Bình Trọng.
Do có diện tích rộng lại nằm ở vị trí đặc địa giữa trung tâm thành phố nên khuôn viên nhà mồ Trương Vĩnh Ký đã được tận dụng làm nơi trông giữ xe cho người dân trong khu vực.