Những bảo vật và châu báu bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng - lăng mộ khổng lồ, xa hoa bậc nhất trong các vua chúa Trung Quốc, là thứ tên trộm mộ nào cũng ao ước, nhưng chính vị hoàng đế này lại khao khát có được báu vật ở một ngôi mộ khác.Sách “Nguyên hòa quận huyện chí” của nhà sử học, tể tướng thời Đường tên Lý Cát Phủ chép, năm 219 TCN, Tần Thủy Hoàng đến Tô Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay) lệnh cho quân lính ra sức đào mộ của Ngô Hạp Lư để tìm bảo kiếm.Ngô Hạp Lư là vua đời thứ 24 của nước Ngô, được xếp vào nhóm “Ngũ Bá” (5 vị vua có sự nghiệp lẫy lừng, được coi là bá chủ) thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.“Thủy Hoàng sai người đào núi tìm mộ Hạp Lư, nhưng đào mãi không thấy đành phải quay về”, Lý Cát Phủ chép. Theo Đông Chu liệt quốc, sau khi Hạp Lư chết đi, thi thể ông được chôn dưới lăng mộ cùng 3.000 thanh bảo kiếm, trong đó còn có một số thanh “thần kiếm” có một không hai. Đây là thứ Tần Thủy Hoàng ao ước có được khi cho đào mộ Hạp Lư. Trong lịch sử, Hạp Lư nổi tiếng là vị vua yêu kiếm và sự nghiệp của ông cũng gắn liền với những thanh kiếm.Năm 496 TCN, Hạp Lư chết, thi thể Hạp Lư được chôn cùng 3.000 bảo kiếm dưới đáy một hồ nước lớn ở chân núi Hổ Khâu, Tô Châu. Hồ nước này sau được người dân gọi là hồ Kiếm. Không chỉ Tần Thủy Hoàng, hàng ngàn năm qua, rất nhiều người có ý định đào mộ Hạp Lư tìm kiếm báu vật đều phải ra về tay trắng.Nguyên nhân là vì nước ở hồ Kiếm không bao giờ cạn nên việc lặn xuống tìm kiếm và đào mộ Hạp Lư là điều bất khả khi. Trải qua năm tháng, dấu tích về ngôi mộ của Hạp Lư dưới đáy hồ cũng bị xóa sạch.Mặt khác, những thanh kiếm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn giữ được sự sắc bén dù bị chôn dưới đất hàng ngàn năm. Điều này cho thấy Tần Thủy Hoàng là người rất yêu kiếm, khi chết cũng muốn được chôn cất cùng bảo kiếm giống như Hạp Lư.Rất có thể Tần Thủy Hoàng muốn đào mộ Hạp Lư để kiếm cướp kiếm, đem về chôn cùng mình. Năm 1995, sau khi rút cạn nước hồ Kiếm bằng máy bơm công nghiệp và thăm dò địa chất. Các chuyên gia Trung Quốc xác định dưới hồ Kiếm rất có thể có mộ của Ngô vương Hạp Lư nhưng không thể khai quật bởi nền địa chất của núi Hồ Khẩu rất yếu.>>>Xem thêm video: Khám phá Lăng mộ Tần Thủy hoàng | Thành phố dưới lòng đất (Kiến thức thú vị).
Những bảo vật và châu báu bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng - lăng mộ khổng lồ, xa hoa bậc nhất trong các vua chúa Trung Quốc, là thứ tên trộm mộ nào cũng ao ước, nhưng chính vị hoàng đế này lại khao khát có được báu vật ở một ngôi mộ khác.
Sách “Nguyên hòa quận huyện chí” của nhà sử học, tể tướng thời Đường tên Lý Cát Phủ chép, năm 219 TCN, Tần Thủy Hoàng đến Tô Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay) lệnh cho quân lính ra sức đào mộ của Ngô Hạp Lư để tìm bảo kiếm.
Ngô Hạp Lư là vua đời thứ 24 của nước Ngô, được xếp vào nhóm “Ngũ Bá” (5 vị vua có sự nghiệp lẫy lừng, được coi là bá chủ) thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
“Thủy Hoàng sai người đào núi tìm mộ Hạp Lư, nhưng đào mãi không thấy đành phải quay về”, Lý Cát Phủ chép.
Theo Đông Chu liệt quốc, sau khi Hạp Lư chết đi, thi thể ông được chôn dưới lăng mộ cùng 3.000 thanh bảo kiếm, trong đó còn có một số thanh “thần kiếm” có một không hai. Đây là thứ Tần Thủy Hoàng ao ước có được khi cho đào mộ Hạp Lư.
Trong lịch sử, Hạp Lư nổi tiếng là vị vua yêu kiếm và sự nghiệp của ông cũng gắn liền với những thanh kiếm.
Năm 496 TCN, Hạp Lư chết, thi thể Hạp Lư được chôn cùng 3.000 bảo kiếm dưới đáy một hồ nước lớn ở chân núi Hổ Khâu, Tô Châu. Hồ nước này sau được người dân gọi là hồ Kiếm.
Không chỉ Tần Thủy Hoàng, hàng ngàn năm qua, rất nhiều người có ý định đào mộ Hạp Lư tìm kiếm báu vật đều phải ra về tay trắng.
Nguyên nhân là vì nước ở hồ Kiếm không bao giờ cạn nên việc lặn xuống tìm kiếm và đào mộ Hạp Lư là điều bất khả khi. Trải qua năm tháng, dấu tích về ngôi mộ của Hạp Lư dưới đáy hồ cũng bị xóa sạch.
Mặt khác, những thanh kiếm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn giữ được sự sắc bén dù bị chôn dưới đất hàng ngàn năm. Điều này cho thấy Tần Thủy Hoàng là người rất yêu kiếm, khi chết cũng muốn được chôn cất cùng bảo kiếm giống như Hạp Lư.
Rất có thể Tần Thủy Hoàng muốn đào mộ Hạp Lư để kiếm cướp kiếm, đem về chôn cùng mình.
Năm 1995, sau khi rút cạn nước hồ Kiếm bằng máy bơm công nghiệp và thăm dò địa chất. Các chuyên gia Trung Quốc xác định dưới hồ Kiếm rất có thể có mộ của Ngô vương Hạp Lư nhưng không thể khai quật bởi nền địa chất của núi Hồ Khẩu rất yếu.
>>>Xem thêm video: Khám phá Lăng mộ Tần Thủy hoàng | Thành phố dưới lòng đất (Kiến thức thú vị).